Ngồi sai tư thế và những hậu quả trong tương lai
Ngồi sai tư thế đang dần trở thành mối lo lắng của những cha mẹ khi con cái bắt đầu vào học. Để có một tư thế ngồi chuẩn các bậc phụ huynh cần tìm hiểu cách ngồi đúng và những nguyên nhân dẫn đến việc ngồi sai tư thế của trẻ.
1. Tư thế ngồi đúng cho học sinh.
Tư thế ngồi học đúng rất quan trọng đối với trẻ em. Một tư thế ngồi học đúng sẽ giúp tác động tích cực đến sự phát triển chiều cao, khung xương, lồng ngực, bả vai, vùng cổ.
Tư thế ngồi đúng khi học cho trẻ là mắt cách vở 25-30 cm, tư thế ngồi lưng vuông góc với ghế, hai tay đặt điểm tựa trên bàn và ngực cách bàn khoảng 1 nắm tay. Chân và đùi tạo với nhau một góc 90 độ. Chân đặt bằng trên mặt đất, không co chân lên ghế.
.
Nguyên nhân dẫn đến việc ngồi sai tư thế của học sinh
Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là do trẻ em còn chưa ý thức được về việc ngồi đúng tư thế. Nhiều trường hợp ngồi sai tư thế nhưng chưa biết hoặc chưa nắm rõ được những quy định về tư thế ngồi đúng và chuẩn. Nhiều học sinh cúi đầu quá mức, nằm bò ra bàn hoặc giường để viết bài, gây ảnh hưởng đến mắt, tim, phổi, đặc biệt là cột sống.
Không chỉ có học sinh chưa ý thức được việc mình ngồi sai tư thế mà sinh viên hiện nay có nhiều trường hợp cũng chưa biết mình ngồi sai tư thế để điều chỉnh cho phù hợp. Dẫn đến nhiều bạn sinh viên tuy tuổi còn trẻ nhưng bị gù hoặc có dáng đi xấu.
Thứ hai, học sinh ngồi học ở nơi thiếu ánh sáng, mắt dí sát vào tập vở, nguy cơ trẻ bị cận thị và gù vẹo cột sống hay thoái hóa khớp về sau là rất cao.
Thứ ba, học sinh ngồi học trên bàn ghế không đúng tầm của trẻ, có thể là bàn quá cao hoặc quá thấp không phù hợp với chiều cao và vóc dáng của trẻ dẫn đến các vấn đề về cột sống như gai đốt sống.
Hậu quả của việc ngồi sai tư thế.
3.1. Tỉ lệ trẻ em bị cận thị tăng cao do ngồi sai tư thế
Trong thời gian đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, cận thị là một trong những căn bệnh mà rất nhiều trẻ mắc phải do phải thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị điện từ và do ngồi sai tư thế trong quá trình học tập.
Viện Nhãn Khoa Mỹ ước tính tới năm 2050, khoảng 9,8% dân số thế giới (hơn 4 tỷ người) có thể mắc tật cận thị. Đáng lo ngại hơn, tỷ lệ cận thị nặng dẫn đến thoái hóa bán phần sau nhãn cầu và mất thị lực chiếm đến gần 1 tỷ người trong số này. Tình trạng mất thị lực do cận thị cao được dự báo sẽ tăng gấp 4 lần vào năm 2050. Cận thị có nguy cơ thành nguyên nhân gây khiếm thị hàng đầu trên thế giới.(Nguồn: Bệnh viện Quốc tế Nhật Bản)
Tỷ lệ tật khúc xạ tại Việt Nam hiện nay chiếm khoảng từ 15-40%, tương ứng khoảng từ 14-36 triệu người mắc. Trẻ em trong độ tuổi từ 6-15 tuổi có tỷ lệ mắc tật khúc xạ từ 20-40% ở khu vực thành thị, và từ 10-15% tại khu vực nông thôn. Điều này cho thấy có khoảng 3 triệu trẻ em đang có tật khúc xạ cần được chỉnh kính và con số này sẽ ngày một tăng cao hơn. Ở một số trường học nội thành, tỷ lệ mắc tật này là 50%.Còn ở các trường đại học, nhất là ở các trường có đầu vào khó khăn như Đại học Bách khoa, hơn 70% sinh viên bị cận thị, rất nhiều sinh viên bị cận thị nặng.
Theo một nghiên cứu mới nhất tại Hồng Kông về tỉ lệ trẻ em bị cận thị trong giai đoạn dịch Covid-19 tăng nhanh. Theo đó, tỷ lệ trẻ em bị cận thị trong dịch tăng từ 19,4% ở thời điểm ban đầu lên đến 35,3% sau 8 tháng theo dõi. Trong giai đoạn này, trung bình thời gian ở ngoài trời giảm từ 1.27 xuống 0.41h trong một ngày và tổng thời gian phải nhìn gần tăng từ 3.42 lên đến 8.02 tiếng.
Một số tác hại của việc trẻ em bị cận thị như:Hạn chế sự phát triển toàn diện của trẻ, gặp khó khăn trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày và hoạt động thể dục thể thao. Bên cạnh đó, cận thị gây ảnh hưởng đến việc học tập của trẻ do mắt chóng bị mỏi, nhìn bảng, sách không rõ, viết và đọc sẽ chậm hơn.
3.2. Cong vẹo cột sống do ngồi sai tư thế.
Cột sống đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động sống của con người chúng ta. Cột sống là bộ phận nâng đỡ cơ thể, tạo cho con người có dáng đi thẳng, bảo vệ tủy sống và các cơ quan nội tạng trong cơ thể.
Cong vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị uốn cong về bên trái hoặc bên phải (vẹo cột sống) hoặc bị cong quá mức về phía trước hay phía sau, do đó không còn giữ được các đoạn cong sinh lý như bình thường (đường cong cột sống).
Tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh tật ở lứa tuổi học đường hiện nay vẫn còn cao, trong đó bệnh cong vẹo cột sống chiếm gần 30%, nhất là ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Theo thống kê, vẹo cột sống chiếm khoảng 1- 4% dân số, thường gặp ở nữ nhiều hơn nam và ảnh hưởng nhiều đến trẻ em từ 10-18 tuổi.
Khi ngồi học sai tư thế nhưng không được can thiệp kịp thời, lồng ngực của trẻ sẽ bị thu hẹp lại và dần dần phẳng đều, không nhô ra phía trước như bình thường. Góc xương bả vai của trẻ bị cách xa cột sống và có biểu hiện nhô lên. Ngoài ra, việc ngồi sai tư thế có khả năng bị gù lưng, cong vẹo cột sống rõ rệt, bụng bị phình lên trước.
Một số tác hại lâu dài có thể kể đến khi ngồi học sai tư thế:
Tim của trẻ bị chèn ép, giảm dung tích của phổi, thở ko sâu dẫn gây ảnh hưởng xấu đến lồng ngực, hô hấp khó.
Cột sống và xương khớp bị tác động theo chiều hướng xấu. Tình trạng nầy diễn ra lâu ngày dẫn đến việc bị thoái hóa đốt sống cổ, thoái háo đĩa điểm và gai cột sống khi trẻ trưởng thành.
Sức khỏe của trẻ bị suy giảm, trẻ trở nên yếu ớt và chậm hơn.
Cách khắc phục việc ngồi sai tư thế của trẻ em
4.1. Bố mẹ cần quan tâm đến tư thế ngồi khi học của trẻ
Cuộc sống bận rộn hiện nay khiến nhiều bố mẹ bỏ qua việc phải để ý và điều chỉnh tư thế ngồi cho con cái. Khi trẻ ngồi học, giáo viên và phụ huynh cần chú ý quan sát để hướng dẫn giúp bé có tư thế ngồi học chuẩn xác nhất. Không nên ngồi học quá lâu mà nên có thời gian nghỉ giải lao giữa giờ.
Hiện nay nhiều phụ huynh sử dụng các thiết bị hỗ trợ như: đai chống gù, các thiết bị điều chỉnh tư thế.... Tuy nhiên các thiết bị này tác động trực tiếp lên người trẻ khiến cho trẻ cảm thấy không thoải mái. Các thiết bị vật lý còn làm đau trẻ và gây khó chịu khi sử dụng.
Hiện nay, thời đại công nghệ bùng nổ với những thiết kế thông minh phục vụ cuộc sống của con người ngày càng phát triển mạnh mẽ. Các sản phẩm về chống gù hay điều chỉnh tư thế cũng phát triển.
Chúng tôi xin giới thiệu đến bậc phụ huynh dòng sản phẩm thiết bị điều chỉnh tư thế ngồi thông minh công nghệ AI Czur Mirror với thiết kế gọn nhẹ, phù hợp với mọi không gian có thể mang đi bất cứ nơi nào. Sử dụng chip AI nhắc nhở người dùng bằng giọng nói và ánh sáng mà không tác động trực tiếp lên người sử dụng. Thiết bị có thể kết nối với điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng giúp xem được báo cáo sử dụng và có thể giúp người dùng hình thành thói quen ngồi đúng tư thế.
4.2. Đảm bảo ánh sáng đủ
Bố mẹ hãy để bàn học của trẻ tại nơi có ánh sáng tự nhiên tốt hoặc có thiết bị đèn học đủ ánh sáng. Đảm bảo ánh sáng giúp trẻ ngồi học tốt hơn, không cúi quá gần gây vẹo cột sống.
Để hạn chế tình trạng ngồi sai tư thế của trẻ, các bậc phụ huynh nên có những biện pháp và những công cụ hỗ trợ hiệu quả giúp trẻ ngồi đúng tư thế.
TOP NHỮNG THIẾT BỊ ĐIỀU CHỈNH TƯ THẾ NGỒI THÔNG MINH