Dự án Tăng cường trang thiết bị phục vụ việc lưu trữ, bảo quản tài liệu tại Viện KHXH Vùng Nam Bộ

 

Từ 3/8/2020 đến 10/8/2020, IDT Vietnam hân hạnh là nhà cung cấp thực hiện dự án “Tăng cường trang thiết bị phục vụ việc lưu trữ, bảo quản tài liệu tại Viện KHXH Vùng Nam Bộ. Viện sẽ được triển khai các thiết bị của hệ thống vi phim và cung cấp các vật tư phục vụ vận hành giúp các tài liệu được bảo quản tốt hơn.

I, Giới thiệu về Viện KHXH Vùng Nam Bộ 

Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là Southern Institute of Social Siences, SISS - tiền thân là Viện Khoa học xã hội miền Nam - được thành lập  vào ngày 12/9/1975, theo Quyết định số 13/QĐ/75 do Bí thư Trung ương Cục miền Nam Nguyễn Văn Linh ký. Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, có chức năng nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về phát triển bền vững vùng Nam Bộ dưới góc độ khoa học xã hội; cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chiến lược, quy hoạch chính sách phát triển nhanh và bền vững của vùng; tổ chức đào tạo sau đại học về khoa học xã hội cùng với Học viện Khoa học Xã hội; tư vấn về phát triển bền vững; tham gia phát triển tiềm lực khoa học xã hội của vùng.

Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ trải qua các thời kỳ phát triển với nhiều tên gọi khác nhau: Viện Khoa học xã hội miền Nam, Cơ sở Nghiên cứu của Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam ở phía Nam, Viện Khoa học Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ và nay là Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. Hiện nay, Viện có gần 80 nhà nghiên cứu. Trong đó có gần 60 người có chức danh giáo sư, phó giáo sư, học vị tiến sĩ, thạc sĩ. Viện có 10 trung tâm nghiên cứu, 3 phòng chức năng giúp việc Viện trưởng và Tạp chí Khoa học xã hội, Thư viện Khoa học xã hội.

Địa điểm: số 34, Lý Tự Trọng, Bến Nghé, Quận 1, Hồ Chí Minh

II, Dự án mua sắm thiết bị cho trung tâm

Với những nhiệm vụ chiến lược trong tương lai và phát triển dài hạn. Viện triển khai các thiết bị của hệ thống vi phim và cung cấp các vật tư phục vụ vận hành.

Một số thiết bị, phần mềm được trang bị trong Trung tâm 

2.1. Các thiết bị của hệ thống vi phim

Triển khai các thiết bị của hệ thống vi phim, bao gồm:

- Thiết bị ghi vi phim OP800

- Thiết bị xử lý vi phim FP 505

- Thiết bị đo mật độ điểm ảnh trên phim Densitometer OE 301

- Kính hiển vi MicroscopeOE 350

- Thiết bị kiểm tra vi phim Microfilm Inspection OE 340

Cung cấp đến Viện KHXH hệ thống số hóa vi phim chuyên nghiệp. Cho phép chuyển các tài liệu số thành tài liệu dạng vi phim một cách chuyên nghiệp, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Các thiết bị kiểm tra chất lượng vi phim, đảm bảo vi phim được ghi và bảo quản đúng cách. 

Thiết bị hệ thống vi phim

Hình ảnh quá trình kiểm tra vi phim

Thiết bị hệ thống vi phim

Hình ảnh quá trình đo mật độ điểm ảnh

2.2. Các vật tư phục vụ vận hành

Cung cấp các vật tư phục vụ vận hành, bao gồm:

- Hóa chất tráng phim, hóa chất tẩy rửa Imagelink RTU Archive Developer

- Hóa chất tráng phim, hóa chất tẩy rửa Imagelink Archive RTU Fixer

- Vi phim trắng (chưa ghi) loại 16mm x 100 ft microfilm, chuyên dụng cho lưu trữ

- Vi phim trắng (chưa ghi) loại 35mm x 100 ft microfilm, chuyên dụng cho lưu trữ

Ghi vi phim và tráng rửa vi phim với tốc độ cao, đáp ứng nhu cầu số hóa vi phim số lượng lớn tại Viện KHXH. Với một khối lượng tài liệu khổng lồ giờ có thể bảo quản với khả năng lưu trữ lên tới vài trăm năm thì việc sử dụng vi phim là một lựa chọn đúng đắn.

Sau đây là một số hình ảnh lắp đặt thiết bị tại Viện KHXH Vùng Nam Bộ

Thiết bị hệ thống vi phim

Thiết bị hệ thống vi phim

Thiết bị hệ thống vi phim

Thiết bị hệ thống vi phim

 

Dự án tăng cường trang thiết bị phục vụ việc lưu trữ, bảo quản tài liệu tại Viện KHXH Vùng Nam Bộ giúp cho Viện ngày càng phát triển hệ thống thông tin một cách hiệu quả, tạo cơ sở bảo quản tài liệu, học liệu nghiên cứu trong việc số hóa tài liệu.

hình ảnh lắp đặt thiết bị