HỘI NGHỊ HỘI ĐỒNG OCLC KHU VỰC CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG 2017
Với mục tiêu tăng cường kinh nghiệm xây dựng, tổ chức mô hình thư viện, mở rộng kết nối với các thư viện trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Trong tuần từ 26 tháng 11 tới 01 tháng 12. Công ty IDTVietnam phối hợp cùng Viện Thông tin Khoa học Xã hội đã tham dự hội nghị Hội đồng OCLC Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương được tổ chức tại Đại học Waseda, Tokyo, Nhật Bản.
Hội nghị Hội đồng OCLC khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là một sự kiện thường niên được tổ chức hàng năm bởi Tổ chức thành viên thư viện thế giới OCLC tại các quốc gia nằm trong khu vực. Hội nghị là một diễn đàn quen thuộc cho các cán bộ thư viện đến từ các thư viện Đại học, Chuyên ngành, Thư viện công cộng trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cùng gặp gỡ trao đổi và chia sẻ những ý tưởng, kinh nghiệm liên quan đến tổ chức, quản lý và vận hành thư viện của mình trong bối cảnh xã hội công nghệ hiện nay.
Trong các năm trước đây, hội nghị lần lượt được tổ chức tại HongKong, Australia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia. Hội nghị năm 2017 được tổ chức trong hai ngày 29 – 30 tháng 11 tại Trường Đại học Waseda Nhật Bản đã quy tụ trên 250 cán bộ thư viện tới từ các thư viện đại học, chuyên ngành, thư viện công cộng trong khu vực. Đoàn cán bộ các thư viện đến từ Việt Nam có 14 người từ Viện Thông tin Khoa học Xã hội, Công ty IDTVietnam, và đại học RMIT Việt Nam.
Với chủ đề “Làm thế nào để trở thành một thư viện thông minh – Smart Library”. Trong thời gian hai ngày diễn ra hội nghị đã tổ chức các phiên toàn thể và phiên trao đổi nội bộ giữa các thư viện thành viên. Các báo cáo trong phiên toàn thể tập trung xoay quanh các vấn đề làm thế nào để có thể làm cho thư viện trở thành thư viện thông minh với 4 định hướng bao gồm:
Reimagine customer experience: Gia tăng trải nghiệm của bạn đọc theo hướng cá nhân hóa, trưc quan, sinh động.
Leverage Data: Thu thập dữ liệu phục vụ cho cải thiện chất lượng dịch vụ.
Confirm Professional Values: Xây dựng giá trị chuyên nghiệp cho những đối tượng được phục vụ.
Innovate Continuosly: Luôn luôn đổi mới, bắt kịp xu thế.
Xoay quanh chủ đề làm thế nào để trở thành thư viện thông minh hội nghị đã tổ chức các phiên nội bộ, trong các phiên nội bộ các đại biểu tham dự sẽ được nghe những báo cáo từ những thư viện trong khu vực đang là thành viên của OCLC. Các báo cáo của các thư viện sẽ trình bày và chia sẻ những ý tưởng, đổi mới trong việc phát triển thư viện của từng thành viên với 4 chủ đề:
1.Định nghĩa lại không gian thư viện - Re-thinking the Library Space
i-Space là một khái niệm mới được phát triển bởi Đại học Bách khoa Hồng Kông. Trong mô hình I-Space sẽ cung cấp những không gian làm việc truyền cảm hứng đồng thời không gian sẽ được trang bị nhiều công cụ kỹ thuật số và các phương tiện đặc trưng để thúc đẩy sinh viên cùng nhau chia sẻ và hiện thực tư duy sáng tạo, ý tưởng và sự đa dạng của tư duy. Trong số những không gian của i-Space sẽ có là một "Khu Cảm hứng – Inspiration Zone" với khoảng 5000 bộ sách về các thiết kế đồ họa và đa phương tiện nằm dọc theo các bức tường để kích thích sự sáng tạo và ý tưởng của học sinh.
Thư viện University of New South Wales đã bắt tay vào một dự án quan trọng để thiết kế lại không gian và dịch vụ thư viện. Không nhấn mạnh các bộ sưu tập tài liệu truyền thống. Thư viện sử dụng chiến lược và những giải pháp công nghệ để đảm bảo không gian thư viện đáp ứng nhu cầu của sinh viên hiện nay và trong tương lai. Bài trình bày của thư viện New South Wales bao gồm các chi tiết của các quy trình đã được tiến hành hoặc được lên kế hoạch và kết quả thu thập dữ liệu để đo nhu cầu hiện tại và tương lai cho các loại không gian khác nhau của thư viện.
2.Thu hút bạn đọc - Engaging Your Users
Với chủ đề thu hút bạn đọc, các cán bộ thư viện sẽ được nghe báo cáo từ ba thư viện để biết cách mà họ thay đổi sự tương tác của bạn đọc với cán bộ thư viện, tương tác của bạn đọc với những nguồn tài nguyên trong thư viện và thay đổi sự tương tác giữa cán bộ nghiên cứu trong cơ quan của họ với thư viện.
Thư viện Đại học Chiang Mai – Thái Lan là một trong những thư viện đầu tiên ở Thái Lan sử dụng trí thông minh nhân tạo để xây dựng những ứng dụng cung cấp dịch vụ tham khảo cho bạn đọc sử dụng. Sử dụng Machine Learning, hệ thống sẽ tự động cập nhật và nâng cấp về các câu hỏi và câu trả lời trong CSDL của thư viện. Hệ thống xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) cùng với hệ thống mạng trung tâm được sử dụng để trả lời các câu hỏi về tài liêu và dịch vụ Mượn liên thư viện toàn cầu. Nó cũng kết nối trực tiếp qua OCLC Search API để tìm thông tin từ các thư viện khác. Khi số lượng câu hỏi cho cán bộ thư viện gia tăng, thì việc sử dụng RefBot cũng có nghĩa là RefBot dần dần có thể đào tạo để có thể trả lời các câu hỏi hiệu quả hơn.
Một cơ hội đang được thực hiện để củng cố vị thế của thư viện đại học RMIT Việt Nam như một nơi cung cấp những trải nghiệm của sinh viên đồng thời phát huy văn hoá Việt Nam hiện đại thông qua các hoạt động từ thiện. Thư viện là một thiết chế văn hóa có khả năng quản lý bộ sưu tập theo những cách mới. Những bộ sưu tập tranh, điêu khắc, hình ảnh, video và các tác phẩm nghệ thuật của RMIT đã không được tổ chức thành các bộ sưu tập số để tối đa khả năng phục vụ bạn đọc. Các cán bộ thư viện đã được nghe thư viện đại học RMIT đã giải quyết vấn đề này như thế nào.
3.Định hướng chiến lược mới - New Strategic Direction
Trong phiên này cán bộ tham dự đã được nghe hai ví dụ về sự đổi mới đang thách thức cách thức nhân viên thư viện của Đại học Macquarie và Đại học Auckland làm việc.
Đại học Macquarie đã kể một câu chuyện vô cùng đặc biệt về cách tiếp cận đã thay đổi đối với chiến lược hoạt động của thư viện. Thay vì một kế hoạch chiến lược được vạch ra một cách thông thường, toàn bộ cán bộ thư viện được tự do phát huy những ý tưởng để tạo ra một chiến lược mới cho thư viện có sự hoạt động đồng bộ. Các giám đốc thư viện đã được khuyến khích để nhân viên của họ "tập làm quen – get on with it". Thay vì xây dựng một chiến lược thông thường, tất cả các nỗ lực đã được định hướng chiến lược tập trung vào sự hợp tác triệt để.
Tại Đại học Auckland, thư viên đã khám phá những thách thức cho đội ngũ cán bộ thư viện trong môi trường công việc thay đổi và nhiều biến động. Các cán bộ thư viện đã được làm quen với việc làm thế nào chúng ta cần đáp ứng yêu cầu của bạn đọc cá nhân và tổ chức trong bối cảnh môi trường rộng lớn hơn mà họ đang học tập và làm việc. Thường được mô tả như môi trường “VUCA”: Vĩ đại (Volatile), Không chắc chắn (Uncertain), phức tạp (Complex) và mơ hồ (Ambigous). Cán bộ thư dự sẽ được nghe cách đại học Auckland khám phá sự khác nhau giữa Kỹ thuật và Khả năng thích ứng và các cách thức sẽ được trình bày trong đó thư viện thông minh có thể phát triển năng lực của nhân viên.
4.Kết nối khu vực bằng cơ sở hạ tầng toàn cầu - Connecting Regions with Global Infrastructure
Trên toàn thế giới, các thư viện Quốc Gia và các thư viện Chuyên ngành đang cùng làm việc giám sát sự hợp tác thư viện để thúc đẩy sự phát triển các dịch vụ hiệu quả trong các khu vực. Những công việc như vậy đòi hỏi cơ sở hạ tầng mạnh mẽ, với các tiêu chuẩn và giao thức đã được thống nhất. OCLC đang hợp tác với nhiều tổ chức trên khắp thế giới để hỗ trợ cho sự hợp tác thư viện trong khu vực.
Vào tháng 2 năm 2017, Jisc và OCLC thông báo kế hoạch hợp tác với cộng đồng học thuật Anh để xây dựng một dịch vụ chia sẻ mới để cải tiến việc quản lý và phát hiện thư viện. Được đặt tên là Ngân hàng Thư viện Quốc gia (NBK), sáng kiến này là một phần quan trọng trong việc xây dựng tầm nhìn về một thư viện số quốc gia cho Vương quốc Anh. Dự án này là dự án mới nhất trong một loạt các dự án mà OCLC đang đóng vai trò quan trọng. Các đại biểu tham dự đã được nghe đại diện của OCLC trình bày tổng thể về dự án đang thực hiện cũng như các dự án khác OCLC đang đóng vai trò.
Sau khi kết thúc phiên làm việc và thảo luận các đại biểu cũng được xem những Video giới thiệu thư viện – Lighning Talk Video do các thư viện trong khu vực xây dựng để giới thiệu những điều đặc biệt của thư viện mình, trong 5 thư viện giới thiệu, thư viện của Đại học Bách Khoa Hong Kong được bình chọn là thư viện ấn tượng nhất.
Kết thúc chương trình hội thảo, đại biểu tham dự đã có chương trình tham quan thư viện của Đại học Waseda. Đại học Waseda là một trong những trường đại học có lịch sử và truyền thống lâu đời nhất Nhật Bản. Thư viện đại học Waseda bao gồm một thư viện trung tâm và 21 thư viện chi nhánh với tổng số vốn tài liệu trên 5.8 triệu bản sách, 17000 tạp chí học thuật cùng các bản thảo tài liệu quý hiếm. Kết thúc chương trình hội thảo, đại biểu tham dự đã thu thập được rất nhiều kinh nghiệm tổ chức và quản lý thư viện của trường Đại học Waseda để có thể áp dụng vào thư viện mình.
Một số hình ảnh tại Hội nghị.