Text to Speech - Giải pháp cho thư viện trong thời đại công nghệ 4.0
Với sự phát triển của Trí tuệ nhân tạo AI, con người đã biến những dòng văn bản đơn thuần, khô khan, chán ngắt trở nên sinh động, hấp dẫn bằng giọng đọc máy tự nhiên. Text to Speech đã và đang được ứng dụng rất nhiều ở các lĩnh vực khác nhau. Trong đó, việc áp dụng vào lĩnh vực thư viện được coi như là một giải pháp mới.
Text To Speech là gì ?
Text to Speech là công nghệ hiểu văn bản và ngôn ngữ tự nhiên dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo để tạo ra âm thanh tổng hợp hoàn chỉnh với nhịp điệu và ngữ điệu phù hợp. Bước vào kỷ nguyên 4.0 với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ. Text to Speech không chỉ có thể đọc được các dòng văn bản khô khan mà còn có thể biểu đạt được cảm xúc thông qua những thông tin đó. Điều này đã giúp mở ra một cơ hội lớn đối với những ngành truyền thống. Đặc biệt, Text to Speech rất tiềm năng trong việc phát triển hệ thống sách nói tại các thư viện.
Nguồn gốc của Text to Speech.
Người sáng tạo ra công nghệ Text to Speech là ông Christian Kratzenstein- một nhà khoa học người Đan Mạch. Ông bắt đầu nghiên cứu và xây dựng công nghệ này từ năm 1779. Christian đã thiết lập lên một mô hình có thể bắt chước giọng người với nhiều nguyên âm khác nhau và nhiều ngữ điệu khác nhau. Công nghệ phát triển nhanh đã giúp Text to Speech trở nên tự nhiên hơn và dễ nghe hơn.
Sách nói - xu hướng phát triển của các thư viện trong tương lai.
Sách nói ra đời thật sự phù hợp với thị hiếu của người dùng. Nó mang lại sự tiện lợi trong cuộc sống, và có thể thức thức cuốn sách mình yêu thích ở mọi lúc mọi nơi. Mặt khác, một số người nghe sách nói là một cách giúp thư giãn hiệu quả, vừa có thể nghe sách, vừa làm những công việc khác. Do ảnh hưởng bởi xu hướng sử dụng sách nói trên thế giới, Việt Nam là một nước có tiềm năng về mô hình sách nói rất lớn. Bởi Việt Nam là một đất nước hiếu học, thói quen đọc sách là thói quen từ ngàn đời nay được xây dựng qua các thập kỷ. Bên cạnh đó, sự phát triển nhanh chóng của các thiết bị di động như điện thoại thông minh cũng là điều kiện thuận lợi cho phép sách nói phát hành và tiếp cận ngày càng nhiều đối với độc giả. Tại Việt Nam hiện nay, sách nói được khai thác trong thư viện chủ yếu dành cho người khiếm thị.
Một số thư viện đã bắt đầu khai thác công nghệ vào trong thư viện như: Thư viện Hà Nội... Để bắt kịp xu hướng với thế giới và cạnh tranh với các ứng dụng sách nói thì các thư viện nên triển khai hệ thống sách nói. Bên cạnh việc phục vụ tài liệu dạng văn bản quá nhiều chữ thì có thể thêm sách nói giúp bạn đọc có nhiều sự lựa chọn hơn. Việc áp dụng sách nói vào trong các thư viện sẽ giúp tối ưu được quá trình phục vụ, phát triển thư viện, thu hút nhiều bạn đọc sử dụng các dịch vụ.
Hiện nay, công nghệ Text to Speech đã được phân phối và phát triển bởi nhiều đơn vị khác nhau. Một số đơn vị uy tín như: FPT. Ai, Vbee...