TỌA ĐÀM "CÁC TIÊU CHÍ XÂY DỰNG THÍ ĐIỂM MÔ HÌNH VĂN HÓA ĐỌC TRONG THƯ VIÊN" KHU VỰC PHÍA NAM
Sáng ngày 28/01/2018, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức thành công buổi Tọa đàm “Các tiêu chí xây dựng mô hình phát triển văn hóa đọc trong thư viện” khu vực phía Nam tại TP.HCM.
Ngày 15 tháng 3 năm 2017. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”. Một trong những nhiệm vụ và nội dung cần triển khai để thực hiện Đề án là phải xác định được những mô hình thích hợp để phát triển văn hóa đọc một cách bền vững. Để thực hiện nhiệm vụ đó, Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch đã tổ chức Tọa đàm “Các tiêu chí xây dựng mô hình phát triển văn hóa đọc trong thư viện”. Buổi tọa đàm được chức lần lượt của 3 khu vực miền Bắc, miền Trung và miền Nam.
Ngày 26/01/2018, Buổi tọa đàm được tổ chức tại Hà Nội đối với khu vực miền Bắc. Ngày 15/03/2018, Tọa đàm được tổ chức tại Đà Nẵng, quy mô khu vực miền Trung. Và trong khu vực phía Nam, buổi Tọa đàm được tổ chức vào ngày 28/01/2018 tại TP.HCM.
Đến với các buổi tọa đàm là sự tham gia của đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch – Bà Vũ Dương Thúy Ngà - Vụ trưởng Vụ Thư viện; các đại điện của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Thư viện tỉnh, thành phố, Thư viện huyện khu vực 3 miền. Ngoài ra, còn có sự góp mặt của các viện nghiên cứu, các trung tâm thông tin - thư viện các trường đại học, thư viện chuyên ngành, các cơ sở đào tạo ngành Thư viện…
Mục đích của các Tọa đàm lần này là tạo ra một diễn đàn để các nhà khoa học, nhà quản lý và những người hoạt động thực tiễn cùng nhau trao đổi, xác định được các tiêu chí chung, các tiêu chuẩn cụ thể để xây dựng mô hình thư viện hiện đại, thân thiện, góp phần phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Thông qua đó, Bộ còn tổ chức lấy ý kiến về các Tiêu chí xây dựng thí điểm mô hình phát triển văn hóa đọc trong Thư viện, nhằm khảo sát và thu thập ý kiến của các cán bộ, các nhân viên Thư viện về các tiêu chí đánh giá như: Thư viện có vốn tài liệu phong phú; cán bộ thư viện chuyên nghiệp, có khả năng tổ chức được nhiều tiện ích, dịch vụ thiết thực; thư viện thu hút đông đảo người sử dụng; thư viện có không gian thân thiện, thư viện mở cửa vào thời gian thích hợp với người đọc,...
Theo như Vụ trưởng Vụ Thư viện Vũ Dương Thúy Ngà cho biết: “Đọc chính là một phương thức giúp mọi người có thể tiếp cận tới tri thức, mở ra các cơ hội cho việc học tập suốt đời và cho sự phát triển văn hóa của cá nhân và các nhóm xã hội. Chính vì lý do đó phát triển văn hóa đọc có một ý nghĩa vô cùng to lớn”.
Trong khuôn khổ của buổi Tọa đàm tổ chức ngày 28/03/2018 tại TP.HCM, nhiều đại biểu đến từ các Thư viện tỉnh, Thư viện huyện đến khu vực huyện đảo vùng sâu vùng xa, hay đại biểu của các Thư viện đại học, Thư viện chuyên ngành khu vực phía Nam đã có những bài phát biểu, chia sẻ, học tập kinh nghiệm lẫn nhau về các chủ đề xoay quanh văn hóa đọc.
Như Phó Hiệu Trường Trường Đại học Bình Dương đã chia sẻ về 2 tôn chỉ của Trường: "4H – 4T". 4H: đọc sách để "Học – Hỏi – Hiểu – Hành". 4T: đọc sách để biết "Trách nhiệm với bản thân – Trách nhiệm với gia đình – Trách nhiệm với xã hội – Trách nhiệm với thiên nhiên".
Ông Trần Văn Hồng – đến từ Thư viện Quận 6, một trong những Thư viện công cộng quận phát triển nhất khu vực TP.HCM, đã có bài phát biểu về "Các mô hình thu hút bạn đọc trong thời đại công nghệ số". Ví dụ như: "Mô hình phục vụ sách trong công viên", "Mô hình khơi nguồn văn hóa đọc" hay "Mô hình đọc sách cùng trẻ em khuyết tật tại Quận 6".
Bên cạnh đó, với một quy mô rộng hơn, Ông Vĩnh Quốc Bảo – Phó Giám đốc Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM đã trình bày về chủ đề "Xây dựng mô hình Thư viện cho người Khuyết tật tại cho Thư viện công cộng tại Việt Nam".
Đến từ Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Long, ông Nguyễn Bảo Quốc cũng đã chia sẻ về "Kinh nghiệm xây dựng Thư viện thân thiện trong trường Tiểu học, nhằm hình thành thói quen đọc cho học sinh, góp phần phát triển văn hóa đọc". Mô hình này của tỉnh Vĩnh Long là được nhân rộng từ mô hình thư viện dự án của Tổ chức Room to Read (một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận hỗ trợ phát triển giáo dục cho các nước đang phát triển).
Ngoài ra, đại diện đến từ khu vực biển đảo xa xôi, Ông Trương Văn Út – Thư viện huyện Côn Đảo – đã có bài trình bày về "Văn hóa đọc và Phát triển mô hình văn hóa đọc trên địa bàn huyện Côn Đảo". Bao gồm “Phát triển văn hóa đọc trong trường học”, “Trưng bày, triển lãm hình ảnh và sách báo”, “Thuyền văn hóa” – luân chuyển sách đến các Hòn, trạm cách xa trung tâm, “Mỗi tuần một quyển sách”, hay “Luân chuyển sách đến khách sạn tại Côn Đảo”.
Buổi tọa đàm còn nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp, trao đổi từ các đại diện thư viện tham gia. Như Bà Dương Thúy Hương – Giám đốc Thư viện Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.HCM, GS.TS Mai Quốc Liên – Tổng biên tập Báo Hùng Biện, đại diện của Tổ chức Room to Read, đại diện của Thư viện tỉnh An Giang,...
Dưới đây là một số hình ảnh khác của buổi Tọa đàm:
Bên cạnh đó, Công ty IDT Việt Nam rất vinh dự được tham gia và đồng tài trợ cho các buổi Tọa đàm tổ chức ở 3 khu vực, với mong muốn là bạn đồng hành, cùng phát triển với các Thư viện Việt Nam.