Hội thảo Quốc tế Hoạt động hợp tác nhằm thiết lập cơ sở thông tin khoa học giữa Nhật Bản và ba nước Đông Dương “Hướng tới việc chia sẻ nguồn lực thông tin nghiên cứu khu vực tại Đông Nam Á”
Công ty IDT hân hạnh tham gia tài trợ sự kiện này
Ngày 17 – 18/9/2019, Hội thảo Quốc tế lần thứ 2: Hoạt động hợp tác nhằm thiết lập cơ sở thông tin khoa học giữa Nhật Bản và ba nước Đông Dương “Hướng tới việc chia sẻ nguồn lực thông tin nghiên cứu khu vực tại Đông Nam Á” đã được diễn ra tại Hà Nội.
Hội thảo được Viện Thông tin Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp thực hiện với Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Đại học Kyoto Nhật Bản.
Hội thảo có sự tham gia của các lãnh đạo của Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam, các cán bộ đơn vị trực thuộc Viện thông tin, cán bộ Vụ thư viện thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, cán bộ Thư viện Quốc Gia Việt Nam,.. và cán bộ lãnh đạo của các tổ chức Thông tin – Thư viện nước bạn Nhật Bản, Lào, Cambodia.
Bài phát biểu khai mạc của Phó chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, TS. Đặng Xuân Thanh đã bày tỏ sự hân hoan chào mừng tới các chuyên gia đến từ Nhật Bản, Lào, Cambodia và Việt Nam đã tới tham dự Hội thảo Quốc tế. Bên cạnh đó, bài phát biểu thể hiện sự tin tưởng những tham luận, bài giảng của các chuyên gia cùng với những thảo luận, trao đổi của các quý vị đại biểu sẽ đem lại thông tin hữu ích với sự phát triển của hệ thống thư viện tại ba nước Đông Dương, tìm ra giải pháp thiết lập cơ sở thông tin khoa học giữa Nhật Bản và ba nước Lào, Cambodia, Việt Nam, tạo nền tảng hướng tới hoạt động hợp tác, liên kết, chia sẻ nguồn lực thông tin khoa học giữa các quốc gia Đông Nam Á.
Giám đốc thư viện, Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Đại học Kyoto, PGS.TS Ono Mikiko khẳng định giá trị của tài liệu xuất bản phẩm định kỳ như là tài nguyên thông tin cho nghiên cứu khu vực học, qua đó thể hiện hiện ảnh hướng của sự phát triển nhanh chóng của môi trường internet dẫn đến phương tiện truyền thông của các xuất bản phẩm định kỳ này không nhất thiết ở dạng giấy, khả năng truy cập dễ dàng và tiện ích dễ quản quản của các xuất bản phẩm định kỳ. Bên cạnh đó, PGS.TS Ono Mikiko đã nêu sự khó khăn trong việc bảo quản xuất bản phẩm định kỳ dạng giấy từ hai nguyên nhân chính: chất liệu và tính lỗi thời. PSG.TS đặt niềm tin vào Hội thảo sẽ dẫn đến sự hợp tác hiệu quả trong tương lai giữa các nước tham gia và chìa khóa tăng tốc hợp tác liên thư viện vượt ra ngoài ranh giới quốc gia/ tổ chức.
GS. Shibayama Manoru đến từ Trụ sở chiến lược quốc tế, Văn phòng ASEAN, Đại học Kyoto giới thiệu sơ lược sự phát triển của các chương trình hợp tác, trao đổi học thuật giữa Nhật Bản và Việt Nam trong những năm gần đây (2002 – 2019), giới thiệu nội dung hội thảo chuyên đề sẽ diễn ra tại Hà Nội mà hai nước sẽ tham gia vào năm 2020.
Trong phiên làm việc, Viện trưởng, Viện Thông tin Khoa học Xã hội PGS.TS. Vũ Hùng Cường thể hiện ba nội dung: (1)Tính tất yếu của xu hướng hợp tác, liên kết, chia sẻ thông tin khoa học; (2)Sự phát triển của hệ thống thư viện Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam hướng tới mục tiêu tăng cường hợp tác, liên kết, chia sẻ nguồn thông tin khoa học và (3) Những vấn đề đặt ra đểhiện thực hóa hoạt động hợp tác, liên kết, chia sẻ nguồn thông tin khoa học trong bối cảnh của Cách mạng Công nghiệp 4.0.
Tham gia Hội thảo còn có sự đóng góp của bài tham luận của Ths. Trần Thị Phương Lan đến từ Thư viện Quốc gia Việt Nam với đề bài “Thư viện Quốc gia Việt Nam, địa chỉ tin cậy của những người yêu quý sách”, bài trình bày giới thiệu tổ chức hoạt động và những công tác sôi nổi của Thư viện Quốc gia, nơi mang sử mệnh ảnh hưởng chiến lược phát triển đối với văn hóa, giáo dục, đào tạo, khoa học Quốc gia.
Lãnh đạo đại diện cho Thư viện Quốc gia Cambodia, ông Sok Sophal giới thiệu về thư viện mình với những mục tiêu biểu: Lịch sử, hoạt động nghiệp vụ, nguồn tài nguyên, phần mềm quản lý thư viện, đối tượng bạn đọc và các hoạt động khác. Trong phiên bàn luận, đại diện tổ chức Thông tin – Thư viện Cabodia nêu ra những băn khoăn của mình về vấn đề Đào tạo cán bộ thư viện tại nước nhà với ước mong về một nền Thông tin – Thư viện hội nhập phát triển trong tương lai.
Giám đốc thư viện Quốc gia Lào, bà Khanthamaly Yangnouvong thể hiện tính hữu ích từ phương diện kỹ thuật để phát triển cơ cấu của thư viện tại ba nước Đông Dương, trong đó có đặc biệt là thư viện của CHDCND Lào. Về nội dung giới thiệu thư viện Quốc gia Lào, bài trình bày thể hiện tổng quan về ấn phẩm xuất bản định kỳ, hệ thống nộp lưu chiểu và tỷ lệ lưu chiểu của xuất bản phẩm định kỳ, tỷ lệ hoàn thành biên mục cho xuất bản phẩm định kỳ, bảo quản tài liệu và tổng quan đào tạo cán bộ thư viện.
Ông Trịnh Xuân Giang, đại diện công ty IDT trình bày về giải pháp thư viện với chủ đề “Phần mềm thư viện số CONTENTdm và hệ thống tìm kiếm và chuyển giao tài nguyên trong Worldcat Discovery Services”. Trong đó, chuyên gia nhấn mạnh CONTENTdm là một giải pháp tổng thể cho việc quản lý tài liệu số, quản lý, lưu trữ các loại hình tài liệu số của thư viện và giới thiệt các tài liệu đến với bạn đọc thông qua Website của CONTENTdm, quản lý được các tài liệu với nhiều định dạng khác nhau. Đặc biệt, mô hình hoạt động của hệ thống được trình bày gây ấn tượng, thể hiện một bước tiến mới trong giải pháp thư viện trên thế giới.
Ngoài ra, tại Hội thảo Quốc tế diễn ra trong hai ngày 17-18/9/2019 còn có rất nhiều bài tham luận cũng như những phiên trao đổi ý kiến giữa các bên đại diện các nước tham gia. Hội thảo đã đánh dấu mốc quan trọng nhấn mạnh tinh thần đoàn kết giữa Nhật Bản và ba nước Lào, Cambodia, Việt Nam trong sự phát triển của ngành Thông tin – Thư viện, đặc biệt trong hoạt động hợp tác nhằm thiết lập cơ sở thông tin khoa học, hướng tới chia sẻ nguồn lực thông tin nghiên cứu khu vực tại Đông Nam Á.
Dưới đây là một số hình ảnh tại Hội thảo
______________________________________
Hình ảnh: IDT
Tổng hợp bài viết: Hải Anh