Nghệ thuật sân khấu Cải lương: Một số vấn đề nổi bật trong công tác Thư viện Việt Nam
Nghệ thuật sân khấu Cải lương là bộ môn nghệ thuật có lịch sử ra đời và phát triển còn chưa rõ ràng, nhưng theo phần đông giới nghiên cứu học thuật và nghệ sĩ thì Cải lương ra đời vào năm 1918, hoặc có thể tạm chấp nhận một khoảng thời gian chung rằng Cải lương được xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Đây là bộ môn nghệ thuật kết hợp hình thức biểu diễn, trình diễn tiên tiến, có học hỏi, thay đổi mới mẻ, cải tiến hơn để phù hợp với thời đại, một sự đi lên và kết hợp của những bộ môn nghệ thuật truyền thống như Hát Bội, Đờn ca tài tử với kịch nghệ hiện đại. Bộ môn nghệ thuật này có liên quan với công tác Thư viện Việt Nam thể hiện ở số hoạt động nghiệp vụ chính là: Cung cấp cơ sở dữ liệu, Cung cấp tài liệu số, Cung cấp thông tin thư mục, Tổ chức triển lãm sự kiện, Cung cấp những thông tin liên quan khác… về Cải lương. Từ đó, cuối cùng có kiến nghị giải pháp để bảo tồn, gìn giữ, phát triển bộ môn nghệ thuật sân khấu Cải lương bằng cách xây dựng một Thư viện chuyên biệt về nghệ thuật âm nhạc dân tộc.
1. MỞ ĐẦU
Việt Nam ta là một đất nước với lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, trải qua nhiều năm tháng thăng trầm của biến đổi triều đại, chiến tranh nội quốc, giặc ngoại xâm xâm lược… nhưng vẫn duy trì, giữ vững được chủ quyền độc lập cho đến ngày nay. Là ngã ba của Đông Dương, chúng ta tiếp nhận nhiều bản sắc văn hóa của nhiều dân tộc, đất nước khác nhau để rồi từ đó tiếp thu, chắt lọc, tiếp biến những giá trị đó vào các lĩnh vực như tôn giáo – tín ngưỡng, giáo dục, nghệ thuật, kinh tế… Đặc biệt trong lĩnh vực nghệ thuật chúng ta ảnh hưởng bởi hai nền văn hóa lớn, phương Đông là Trung Quốc, và phương Tây là Pháp. Con người Việt Nam với óc sáng tạo không ngừng nghỉ đã ghi nhận, học hỏi các tinh túy của các bộ môn nghệ thuật bên các nước bạn, thuộc trong nhóm bảy bộ môn nghệ thuật bao gồm: Kiến trúc và trang trí, Hội họa, Điêu khắc, Âm nhạc, Văn học, Sân khấu, Điện ảnh để ra đời những sản phẩm có giá trị phù hợp với tính cách, đời sống, xã hội của dân tộc. Nằm chung trong dòng chảy đó, một bộ môn nghệ thuật mới được ra đời, được cho là sự kết hợp chắt lọc, cách tân từ Đờn Ca tài tử, Hát Bội truyền thống của dân tộc với kịch nghệ hiện đại phương Tây mang tên Cải lương. Cải lương là một bộ môn nghệ thuật sân khấu chỉ mới hình thành được khoảng 100 năm (tối ngày 13-14/01/2019 chương trình Kỷ niệm 100 năm Sân khấu Cải lương diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ với nhiều tên tuổi lớn của ngành nghệ thuật này) [13], nhưng không thể phủ nhận những đóng góp của bộ môn nghệ thuật này đối với đời sống con người Việt Nam. Nhưng bao giờ cũng thế, theo nhà nghiên cứu Mai Mỹ Duyên (Giảng viên Khoa Văn hóa học, Trường Đại học Trà Vinh) nhận định rằng: “Lịch sử của bất kỳ loại hình nghệ thuật nào cũng trải qua 3 thời kỳ: hình thành, phát triển và thoái trào” [5], và bộ môn nghệ thuật sân khấu Cải lương cũng đang trong giai đoạn dần thoái trào, thời kì “vàng son” hay cực thịnh của loại hình nghệ thuật này hiện đã qua. Nhận thức được những tác động làm suy thoái một bộ môn nghệ thuật dân gian đầy tính nhân văn, sáng tạo của dân tộc những người nghệ sĩ, những tổ chức, cơ quan liên quan đã không ngừng đưa ra các giải pháp thực hiện để tôn vinh, gìn giữ bộ môn này. Chính các nỗ lực đầy nhiệt huyết, không mỏi mệt của nhiều cá nhân, tổ chức đã đưa bộ môn Cải lương một lần nữa được phổ cập trong nhiều lĩnh vực xã hội có thể kể đến như: xuất hiện trong các gameshow truyền hình (từ những gameshow riêng như: Chuông vàng vọng cổ, Tài tử tranh tài, Tài tử miệt vườn,.. cho đến thi thoảng xuất hiện trong các gameshow như: Giọng ải giọng ai, Người bí ẩn, Tiếu lâm hội – Cười xuyên Việt,…); xuất hiện trong lĩnh vực xuất bản phẩm (hàng loạt những đầu sách nghiên cứu, nói về Cải lương được in, làm mới lại như Bước đường của Cải lương – Nguyễn Tuấn Khanh; Câu chuyện Cải lương: Thật và đẹp - Hugo Frey, Suzanne Joinson; Hát Bội, Đờn Ca Tài tử Và Cải Lương cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 - Nguyễn Đức Hiệp, Nguyễn Lê Tuyên; Hồi ký 50 năm mê hát - Vương Hồng Sển…);… và đặc biệt bộ môn nghệ thuật sân khấu Cải lương còn xuất hiện thấp thoáng trong những Thư viện Việt Nam. Nghệ thuật sân khấu Cải lương hiện hữu trong những Thư viện Việt Nam thể hiện ở những tài liệu, sản phẩm thông tin, dịch vụ… liên quan về nghệ thuật Cải lương của những Thư viện đó. Đứng trên quan điểm là một cử nhân của ngành Khoa học Thư viện, đồng thời là một người dân Việt Nam nặng lòng với những giá trị truyền thống của dân tộc qua bài viết này tôi muốn đề cập tới Cải lương – một bộ môn nghệ thuật sân khấu đầy giá trị được phát huy, bảo tồn, gìn giữ dù chưa phải thật sự hiệu quả, đồng bộ và đa dạng qua lĩnh vực Thư viện; nhân đó đưa ra những giải pháp cụ thể và thiết thực để nâng cao hiệu quả của vấn đề này.
2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU CẢI LƯƠNG
2.1. Lịch sử ra đời nghệ thuật sân khấu cải lương
Về thời điểm ra đời của bộ môn nghệ thuật sân khấu Cải lương còn gây tranh cãi và còn nhiều bỏ ngỏ.
Theo tác giả Trần Đình Ba (Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh) có nhận định về thời điểm ra đời của nghệ thuật sân khấu Cải lương qua bài viết “Cải lương và nghệ thuật sân khấu cải lương buổi ban đầu” rằng: “Ra đời đầu thế kỷ XX, được đánh dấu mốc cách ngày nay hơn 100 năm (năm 1918), bởi thế nên xem qua một số từ điển Việt ngữ ra đời trước thời điểm này, cụm từ “cải lương” ta thấy vắng bóng”. [2]
Theo tác giả Đào Đức Chương qua bài viết “Sơ lược về hát cải lương” thì lại nói rằng: “Từ trước, nước ta đã có hát chèo và hát bội, đến năm 1917, một mô hình nghệ thuật nữa ra đời, đúng hơn biến thể từ hát bội và theo âm nhạc miền Nam, với màu sắc mới mẻ, điệu hát tân tiến, giọng ca mùi mẫn, tạo sự hấp dẫn hơn hai bộ môn trước, nên đặt tên là Cải lương”. [4]
Bài báo mang tên “100 năm cải lương là năm nào?” do tác giả Trần Nhật Vy viết thì có những chi tiết như sau:
“Tháng 12-1966, Trường quốc gia Âm nhạc Sài Gòn tổ chức kỷ niệm 50 năm thành lập nghệ thuật cải lương. Tại buổi lễ kỷ niệm này, một diễn giả đã khẳng định cải lương ra đời năm 1916…
… Năm 1997, nhạc sĩ Kiều Tấn trong luận án làm tại Berlin, Đức “Cây đàn ghita phím lõm” quả quyết: “Đến năm 1918, nghệ thuật sân khấu cải lương được chính thức ra đời tại Mỹ Tho bởi gánh hát Thầy Năm Tú của Châu Văn Tú với vở Kim Vân Kiều đầu tiên của Trương Duy Toản, tự Mạnh Tự” (Kiều Tấn, Cây đàn ghita phím lõm, Berlin 1997, trang 29).
Năm 2007, Tuấn Giang trong tác phẩm Lịch sử cải lương phổ biến trên mạng Internet tỏ ra chắc chắn: “Sự ra đời sân khấu cải lương, số đông các nhà nghiên cứu thống nhất vào ngày 15-11-1918, hoặc năm 1918 là năm ra đời sân khấu cải lương.
Có hai ý kiến cho rằng sân khấu cải lương ra đời năm 1919, sau khi so sánh nhiều nguồn tư liệu tôi đồng tình với nhận định của các nhà nghiên cứu và giới báo chí Sài Gòn lấy năm 1918 xuất hiện nghệ thuật cải lương…””. [11]
Cũng theo một bài báo khác do tác giả Phạm Sinh viết mang tên “Nghệ thuật cải lương Nam Bộ - 100 năm hình thành và phát triển” có tổng hợp lại rằng: “Trong cuốn Hồi ký 50 năm mê hát - 50 năm cải lương, Vương Hồng Sển cho rằng: “Cải lương đã manh nha từ năm 1916, hoặc là 1918”, nhưng theo ông thì kể từ ngày 16 tháng 11 năm 1918, khi tuồng Gia Long tẩu quốc được công diễn tại Nhà Hát Tây Sài Gòn, cách hát mới lạ này mới “bành trướng không thôi, mở đầu cho nghề mới, lấy đờn ca và ca ra bộ ra chỉnh đốn, thêm thắt mãi, vừa canh tân, vừa cải cách…nên Cải lương hình thành lúc nào cũng không ai biết rõ…””. [10]
Vậy từ những ý kiến ở trên tôi tham khảo thì có nhận định lại như sau: Nghệ thuật sân khấu Cải lương là bộ môn nghệ thuật có lịch sử ra đời và phát triển còn chưa rõ ràng, nhưng theo phần đông đa số giới nghiên cứu học thuật và nghệ sĩ thì Cải lương ra đời vào năm 1918, hoặc có thể tạm chấp nhận một khoảng thời gian chung rằng Cải lương được xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.
2.2. Khái niệm về Cải lương
Cũng tương tự như thời gian ra đời của bộ môn nghệ thuật sân khấu Cải lương, bản thân khái niệm về thuật ngữ Cải lương cũng được nhiều đánh giá, nhận định khác nhau.
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia có nhận định: “Cải lương là một loại hình kịch hát có nguồn gốc từ miền Nam Việt Nam, hình thành trên cơ sở dòng nhạc Đờn ca tài tử và dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long, nhạc xưa cổ”. [1]
Giải thích chữ “Cải lương” theo nghĩa Hán Việt, giáo sư Trần Văn Khê cho rằng: ““Cải lương là sửa đổi cho trở nên tốt hơn”, thể hiện qua sân khấu biểu diễn, đề tài kịch bản, nghệ thuật biểu diễn, dàn nhạc và bài bản. Ở đây là đã cải lương (cải cách, đổi mới) nghệ thuật hát bội. Từ một động từ theo nghĩa thông thường đã trở thành một danh từ riêng. Sau khi cải lương thì nghệ thuật Cải lương về cơ bản đã có sự khác biệt so với nghệ thuật hát bội cả về nội dung và hình thức”. [10]
Giải thích theo tác giả Đào Đức Chương trong bài viết “Sơ lược về hát cải lương” thì: “Căn cứ vào ngữ nghĩa, chữ “cải lương” (改良) là sửa đổi cho tốt hơn, nói cách khác, làm sao cho những cái dở, kém, thiếu sót trở thành hoàn hảo và thích hợp hơn. Cho nên hát cải lương, không phải là một nghệ thuật trình diễn hoàn toàn sáng tạo, mà trái lại được thoát thai và cải tiến từ bộ môn hát bội. Nói rộng ra, cải lương đã tổng hợp những tinh hoa nghệ thuật của các bộ môn khác như: ca, kịch, nhạc, thi, vũ”. [4]
Từ những cách giải thích tôi có chọn lọc và đề cập ở trên ta có thể dễ dàng nhận ra những điểm chung, từ đó tôi có định nghĩa lại rằng: Cải lương là một thuật ngữ có thể hiểu rằng là làm cho tốt hơn, nhìn nhận dưới góc độ đó là tên gọi của một bộ môn nghệ thuật thì Cải lương là hình thức biểu diễn, trình diễn tiên tiến, có học hỏi, thay đổi mới mẻ, cải tiến hơn để phù hợp với thời đại, một sự đi lên và kết hợp của những bộ môn nghệ thuật truyền thống như Hát Bội, Đờn ca tài tử với kịch nghệ hiện đại.
2.3. Một số vở Cải lương
Thông tin về “Một số vở Cải lương” được lấy từ Bách khoa toàn thư mở Wikipedia [1] nên để tôn trọng bản quyền tôi sẽ không dùng danh sưng “soạn giả” thông thường như trong giới nghệ sĩ hay để chỉ những người có công sáng tạo nên những vở Cải lương mà để nguyên những thuật ngữ như: tác giả, sáng tác…
Các vở diễn được sắp xếp theo thứ tự từ chữ cái từ A đến Y, đánh số thứ tự từ 1 đến 82.
A
1. Anh hùng xạ điêu (Tác giả: Hà Triều – Hoa Phượng)
B
2. Băng Tuyền nữ chúa (Tác giả: Yên Lang)
3. Bão biển (Tác giả: Yên Lang, Nguyên Thảo)
4. Bão cát (Tác giả: Yên Lang)
5. Bên cầu dệt lụa (Tác giả: Thế Châu)
6. Bông hồng cài áo (Tác giả: Hoàng Khâm)
7. Bóng hồng sa mạc (Sáng tác: Trần Hà)
C
8. Chiều đông gió lạnh về (Sáng tác: Hoa Phượng)
10. Chiều lạnh Tuyết Băng Sơn (Tác giả: Thu An)
11. Chuyện tình An Lộc Sơn (Tác giả: Thế Châu)
12. Cô gái sông Đà (Tác giả: Thu An)
13. Con cò trắng (Sáng tác: Thu An)
14. Con gái Hoa Mộc Lan (Tác giả: NSND Viễn Châu, Thể Hà Vân)
15. Cung đàn trên sông lạnh (Sáng tác: Thu An, Phong Anh)
16. Cuốn theo chiều gió (Tác giả: Nguyên Thảo)
D
17. Dốc sương mù (Sáng tác: Nguyên Thảo)
Đ
18. Đêm lạnh chùa hoang (Tác giả: Yên Lang)
19. Đợi anh mùa lá rụng (Tác giả: Hà Triều – Hoa Phượng)
20. Đời cô Hạnh (Tác giả: Ngọc Điệp)
21. Đời cô Lựu (Tác giả: Trần Hữu Trang)
22. Đôi mắt người xưa (Tiểu thuyết: Ngọc Linh; chuyển thể: Kiều Vân)
G
23. Gái rừng ma (Sáng tác: Thu An)
24. Giấc mộng đêm xuân (Tác giả: Nhị Kiều, Phi Hùng)
25. Gió giao mùa (Sáng tác: Ngọc Điệp)
26. Giọt máu quân vương (Tác giả: NSND Viễn Châu)
H
27. Hành khất đại hiệp (Tác giả: Loan Thảo)
28. Hỏa Sơn thần nữ (Tác giả: Yên Lang)
29. Hoa Mộc Lan (Tác giả: NSND Viễn Châu)
K
30. Khi người điên biết yêu (Tác giả: NSND Nguyễn Thành Châu, Trần Hữu Trang, Lê Hoài Nở)
31. Khi rừng mới sang thu (Sáng tác: Quy Sắc, Loan Thảo)
32. Kiếp chồng chung (Tác giả: Điêu Huyền)
33. Kiếp nào có yêu nhau (Tác giả: Nguyên Thảo, Hạnh Trung)
34. Kiều Nguyệt Nga (Sáng tác: Ngọc Cung)
35. Kim Vân Kiều (Truyện: Nguyễn Du; chuyển thể: Hoàng Song Việt, Hoa Hạ)
L
36. Lá của rừng xanh (Sáng tác: Thu An)
37. Lá sầu riêng (Kịch bản: Hoàng Dũng; chuyển thể: Thế Châu)
38. Lá trầu xanh (Tác giả: NSND Viễn Châu)
39. Lan và Điệp (Tác giả: Trần Hữu Trang)
40. Lấy chồng xứ lạ (Sáng tác: Hoàng Khâm)
M
41. Manh áo quê nghèo (Tác giả: Yên Lang)
42. Máu nhuộm sân chùa (Tác giả: Yên Lang)
43. Mộng bá vương (Tác giả: Nhị Kiều)
44. Một kiếp phong trần (Sáng tác: Lam Tuyền)
45. Mưa rừng (Tác giả: Hà Triều – Hoa Phượng)
46. Mùa thu trên Bạch Mã Sơn (Tác giả: Yên Lang)
N
47. Nạn con rơi (Sáng tác: Trần Hà)
48. Nắng chiều trên sông Dịch (Sáng tác: Thu An)
49. Nắng sớm mưa chiều (Tác giả: Nhị Kiều)
50. Ngao Sò Ốc Hến (Tác giả: NSND Nguyễn Thành Châu)
51. Người cha tội lỗi (Tác giả: Hà Triều – Hoa Phượng)
52. Người phu khiêng kiệu cưới (Tác giả: Yên Lang – Nguyên Thảo)
53. Người tình trên chiến trận (Tác giả: Mộc Linh, Nguyên Thảo)
54. Người vợ không bao giờ cưới (Tác giả: Kiên Giang – Quy Sắc)
55. Nhạn về xóm liễu (Tác giả: Ngọc Điệp – Yên Hà)
56. Nhụy Kiều tướng quân (Tác giả: Hoàng Anh Chi)
57. Nữ hoàng về đêm (Tác giả: Hoàng Khâm)
58. Nửa đời hương phấn (Tác giả: Hà Triều – Hoa Phượng)
Q
59. Quán khuya sầu viễn khách (Sáng tác: Yên Lang, Hồng Diệp)
S
60. Sài Gòn thác bạc (Sáng tác: Thu An)
61. San Hậu (Tác giả: NSND Thanh Tòng)
62. Sân khấu về khuya (Tác giả: NSND Nguyễn Thành Châu)
T
63. Tấm lòng của biển (Tác giả: Hà Triều – Hoa Phượng)
64. Tâm sự loài chim biển (Tác giả: Yên Lang – Nguyên Thảo)
65. Thái hậu Dương Vân Nga (Tác giả: Trúc Đường; chuyển thể: Hoa Phượng, Chi Lăng, Hoàng Việt, Thể Hà Vân)
66. Thằng điên vùng bến hạ (Tác giả: Yên Lang – Nguyên Thảo)
67. Thương nhớ một mình (Tác giả: Thái Thụy Phong, Hoàng Thị Nguyệt)
68. Tiếng hạc trong trăng (Tác giả: Loan Thảo – Yên Ba)
69. Tiếng hò sông Hậu (Tác giả: Điêu Huyền)
70. Tiếng trống Mê Linh (Tác giả: Việt Dung, Vĩnh Điền)
71. Tiêu Anh Phụng (Sáng tác: Hoàng Loan)
72. Tìm lại cuộc đời (Tác giả: Điêu Huyền)
73. Tình cô gái Huế (Sáng tác: Quy Sắc)
74. Tình hận trên Băng Hồ (Sáng tác: Yên Lang)
75. Tô Ánh Nguyệt (Tác giả: Trần Hữu Trang)
76. Tôn Tẫn giả điên (Tác giả: Yên Ba – Loan Thảo)
77. Trâm Hoa Mai (Tác giả: Thạch Tuyền)
78. Tuyệt tình ca (Tác giả: Hoa Phượng – Ngọc Diệp)
V
79. Vợ tạm chồng hờ (Tác giả: Thế Châu – Nhị Kiều)
X
80. Xin một lần yêu nhau (Tác giả: Nguyên Thảo)
Y
81. Yêu người điên (Sáng tác: Thiếu Linh)
82. Yêu người say (Sáng tác: Nhị Kiều)
2.3. Một số nghệ danh – nghệ sĩ Cải lương
Dù được khán giả, người mến mộ gọi với nhiều tên gọi khác nhau, nhưng để cho thống nhất tôi xin lấy dữ liệu theo đúng trong cuốn “Sân khấu Cải lương ở Thành phố Hồ Chí Minh” trong bộ sách “100 Câu hỏi đáp về Gia Định – Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh” [8] như sau:
1. Nữ hoàng sân khấu Năm Phỉ.
2. Quái kiệt Ba Vân.
3. Búp bê Kim Lan.
4. Chim họa mi cổ nhạc Năm Cần Thơ.
5. Đệ nhất danh ca miền Nam, Hoàng đế vọng cổ Út Trà Ôn.
6. Đệ nhất danh ca miền Bắc Huỳnh Thái.
7. Vua Xàng xê Minh Chí.
8. Sầu nữ, Đệ nhất đào thương, Bức tường thành vọng cổ, Nữ hoàng thập kỷ 60 Út Bạch Lan.
9. Đệ nhất danh ca miền Tây Ngọc Ẩn.
10. Kiều nữ Bích Sơn.
11. Cải lương chi bảo Bạch Tuyết.
12. Hoàng đế dĩa nhựa Tấn Tài.
13. Giọng ca đợt sóng mới Minh Cảnh.
14. Vương hậu cải lương Thanh Nga.
15. Kỳ nữ Kim Cương.
16. Vua vọng cổ hài hước Văn Hường.
17. Ảnh hậu cổ nhạc Tô Kim Hồng.
18. Tiếng hát chuông vàng khánh ngọc, Giọng hát nhung căng lụa trải Ngọc Giàu.
19. Đệ nhất đào lẳng Như Ngọc.
20. Vua không ngai sân khấu cải lương Thành Được.
21. Tiểu Lăng Ba Phượng Mai.
3. CÔNG TÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM VỚI NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU CẢI LƯƠNG
Hệ thống Thư viện Việt Nam ta từ Thư viện Quốc gia cho đến các Thư viện trực thuộc Học viện, Trường Đại học, Trường Cao đẳng, Trường Trung cấp, Trung tâm giáo dục, Trường Dạy nghề, Trường Trung học phổ thông, Trường Trung học cơ sở, Trường Tiểu học cơ sở, Thư viện các ban, ngành chuyên môn… và thậm chí là hệ thống Thư viện tư nhân do các cá nhân, tổ chức phi Chính phủ khác thành lập thì lên đến hơn 2.000 địa điểm với đa dạng số lượng vốn tài liệu. Lượng tài liệu về nghệ thuật sân khấu Cải lương tuy không có nhiều, nhưng ở một số Thư viện trong hệ thống Thư viện của cả nước vẫn có, góp phần phổ biến, lưu trữ những giá trị tri thức, kiến thức về bộ môn nghệ thuật này đến những bạn đọc có nhu cầu khai thác thông tin.
3.1. Cung cấp Cơ sở dữ liệu về tài liệu chủ đề Cải lương
Cơ sở dữ liệu tài liệu của mỗi Thư viện là những thông tin mang tính chỉ dẫn, định hướng về hình thức và nội dung căn bản của tài liệu giúp người đọc tìm kiếm tài liệu phù hợp với mình.
Vì không thể thống kê hết được những tài liệu về nghệ thuật Cải lương trong toàn bộ hệ thống Thư viện Việt Nam, nên tôi chỉ lấy ví dụ thông qua Thư viện Quốc gia Việt Nam [15] – Thư viện được coi là lớn nhất Việt Nam, với đầy đủ các phong phú các tài liệu để tham khảo. Tôi có tra cứu trên OPAC (Mục lục trực tuyến) của Thư viện và tổng hợp lại Cơ sở dữ liệu về những tài liệu về nghệ thuật sân khấu Cải lương như sau:
Tìm kiếm ở OPAC (mục lục Thư viện trực tuyến) theo thuật toán tìm kiếm từ khóa chủ đề “cải lương and sân khấu”, tôi chỉ chọn thể loại “sách đơn” thì ra được 33 kết quả, với tên các tài liệu như sau:
1. Hoá trang cải lương
2. Soạn giả Mộc Quán - Nguyễn Trọng Quyền (1876 - 1953) - Hậu Tổ nghệ thuật cải lương
3. Nghệ thuật sân khấu: Hát bội, đờn ca tài tử và cải lương ở Sài Gòn và nam Kỳ cuối thế kỷ XIX đến 1945
4. Trôi theo dòng đời: Hồi ký NSND Bảy Nam cây đại thụ của sân khấu cải lương Nam Bộ
5. Trôi theo dòng đời: Hồi ký
6. Nghệ thuật biểu diễn cải lương
7. Phật giáo trong lòng dân tộc
8. Nghệ thuật cải lương
9. Thẩm mỹ nghệ thuật cải lương
10. Kịch hát Việt Nam chọn lọc: Cải lương
11. Vietnamese theater (Sân khấu Việt Nam)
12. Le théâtre Vietnamien (Sân khấu Việt Nam)
13. Nghệ thuật cải lương - những trang sử
14. Nghệ thuật cải lương Bắc
15. Phong cách và thi pháp trong nghệ thuật cải lương
16. Trước mắt tôi những vở cải lương và nghệ sĩ
17. Trọng Thuỷ, Mỹ Châu: Phim sân khấu
18. Nghệ sĩ Ba Vân với sân khấu cải lương
19. Nhận định về cải lương
20. Ba Vân trên sạn khấu cải lương
21. Bước đầu tìm hiểu sân khấu cải lương
22. Sổ tay tiết mục
23. Liên hoan Tết: Cải lương: 1 màn
24. Le Théâtre annamite suivi de “Le chemin de Huê-Dung” (Sân khấu An Nam, kèm [vở tuồng] “Con đường của Huệ Dung”): Tragédie sino-annamite en 4 actes
25. Tình là bể khổ: Tuồng hát cải lương
26. Dư Nhượng đả long bào: Diễn theo truyện Đông Châu Liệt quốc lúc hay có hình tuyệt đẹp: Tuồng hát cải lương
27. Duyên chị tình em: Tuồng hát cải lương
28. Tề thiên đại thánh loạn thiên đình: Diễn theo truyện Tây Du: Tuồng hát cải lương
29. Thôi tủ thí hề quân: Diễn theo truyện Đông châu liệt quốc: Tuồng hát cải lương
30. Bài ca cải lương: Rất dễ ca, góp những bài hay nhứt
31. Hồ Khuê cắt đầu Thủ Bị: Diễn theo truyện “phấn trang lầu”: Tuồng hát cải lương
32. Bạch nương tuý tửu: Tuồng hát cải lương tiếp theo nặng nghiệp phong trần
33. Hiệp nữ thù tính: Soạn theo “tuồng hát bông Huê kỳ”: Tuồng hát cải lương
3.2. Cung cấp tài liệu số về nghệ thuật Cải lương
Trong thời đại của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện nay thì vấn đề số hóa đang xuất hiện, có mặt ở khắp các lĩnh vực, ngành nghề. Đặc biệt tại lĩnh vực Thư viện các tài liệu được số hóa có nhiều ưu điểm hơn so với tài liệu truyền thống. Tài liệu số tại Thư viện có thể bảo quản, lưu trữ được lâu dài không bị chịu tác động bởi môi trường, vi khuẩn… Hơn thế nữa với một loại tài liệu số ta có thể cung cấp cùng lúc cho nhiều người, không hạn chế thời gian, không gian truy cập và khai thác; việc chia sẻ thông tin cũng dễ dàng hơn. Vậy nhìn nhận ở những điểm trên ta có thấy sử dụng tài liệu số cũng là một hình thức để tiết kiệm chi phí sửa chữa, mua mới, hoặc mua thêm nhiều bản tài liệu giống nhau của Thư viện mà vẫn đảm bảo phục vụ bạn đọc được tốt.
Ở phần này theo khảo sát, tìm hiểu của cá nhân mình thì tôi có đưa ra dưới đây liệt kê những Thư viện có tài liệu về nghệ thuật sân khấu Cải lương đã được số hóa, đặc biệt là có cấp quyền cho phép bạn đọc có thể sử dụng.
Thư viện Thành phố Cần Thơ: [14]
Tìm kiếm tại website Thư viện, trong phần Cơ sở dữ liệu số hóa, mục Bài Báo – Tạp chí số hóa, tìm kiếm theo chủ đề tài liệu từ khóa là “cải lương” ra được 36 biểu ghi, có thể Download biểu ghi thư mục dưới dạng MARC, hoặc xem trực tiếp toàn văn tài liệu (bản chụp). Cụ thế có những biểu ghi tài liệu báo, tạp chí về nghệ thuật Cải lương như sau:
1/. Âm nhạc cải lương là gì? / Đỗ Dũng // Xưa & Nay. - 2009. - Số 336. - Tr. 36
2/. Bảo tồn và phát huy nghệ thuật cải lương trong thời kỳ mới / Lê Tiến Thọ // Tạp chí Lý luận & Phê bình Văn học - Nghệ thuật. - 2018. - Số 5.- Tr. 25 – 28
3/. Bước đầu tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt giữa đờn ca tài tử và cải lương Nam Bộ / Đoàn Nô // Báo Cần Thơ. - 2017. - Ngày 12 tháng 11.- Tr. 8
4/. Bước đường của cải lương / Nguyễn Tuấn Khanh // Tạp chí Xưa và Nay. - 2019. - Số 503.- Tr. 54 – 61
5/. Cải lương Nam bộ : Nhìn từ chủ thể văn hoá và đặc tính biểu cảm của loại hình / Nguyễn Thị Trúc Bạch // Tạp chí Khoa học xã hội thành phố Hồ Chí Minh. - 2015. - Số 5.- Tr. 50 – 57
6/. Cần lưu giữ tinh hoa để bảo tồn giá trị văn hoá và hoạch định chiến lược để phát triển / Thân Thị Thư // Tạp chí Lý luận & Phê bình Văn học - Nghệ thuật. - 2018. - Số 5.- Tr. 19 – 24
7/. Còn mãi với thời gian / Đăng Huỳnh // Cần Thơ. - 2014. - Ngày 04 tháng 05.- Tr. 6
Bài 1 : "Bậc thầy" cải lương kiếm hiệp
8/. Còn mãi với thời gian / Đăng Huỳnh // Cần Thơ. - 2014. - Ngày 05 tháng 05.- Tr. 10
Bài cuối : "Chợ Mới" và những câu ca còn mãi
9/. Cúng tổ nghề hát ở Nam Bộ / Thái Ngọc Anh // Cần Thơ. - 2012. - Ngày 23 tháng 9.- Tr. 8
10/. Chèo cải lương - Dấu ấn phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX / Nguyễn Thị Bích Hạnh // Tạp chí Lý luận phê bình Văn học - Nghệ thuật. - 2018. - Số tháng 7.- Tr. 46 – 53
11/. Đặc tính linh hoạt và biểu cảm trong nghệ thuật cải lương Nam Bộ / Nguyễn Thị Trúc Bạch // Tạp chí Văn hoá nghệ thuật. - 2018. - Số 412.- Tr. 82 – 85
12/. Đặc tính thẩm mỹ của nghệ thuật cải lương Nam Bộ / Trần Kiều Quang // Báo Cần Thơ. - 2018. - Ngày 11 tháng 11.- Tr. 8
13/. Đoàn cải lương Tây Đô - 10 năm trưởng thành / Đăng Huỳnh // Cần Thơ. - 2013. - Ngày 6 tháng 12. - Tr. 3
14/. Đôi điều về nguồn gốc của ca ra bộ / Nguyễn Sinh // Báo Cần Thơ. - 2018. - Ngày 2 tháng 9.- Tr. 8
15/. Một cây đại thụ của sân khấu cải lương / Nhâm Hùng // Văn nghệ Cần Thơ. - 2006. - Số Xuân Bính Tuất.- Tr. 51
16/. Một thế kỷ hình thành, phát triển của nghệ thuật cải lương Việt Nam (1918 - 2018) : Những vấn đề đặt ra, định hướng và giải pháp phát triển / Nguyễn Thế Kỷ // Tạp chí Lý luận & Phê bình Văn học - Nghệ thuật. - 2018. - Số 5.- Tr. 12 – 18
17/. Một thế kỷ cải lương / Đăng Huỳnh // Báo Cần Thơ. - 2018. - Số 154.- Tr. 5
18/. Nguồn gốc Ca ra bộ ở Nam Bộ / Trần Trọng Triết // Tạp chí Người cao tuổi. - 2019. - Số 274.- Tr. 13 – 14
19/. Nghệ sĩ Bảy Cao - người đầu tiên và duy nhất thực hiện "cải lương - điện ảnh" / Trần Phước Thuận // Cần Thơ. - 2006. - Trang Văn nghệ - Truyền hình
20/. Nghiên cứu cuộc đời và sự nghiệp các văn nghệ sĩ Cần Thơ : Nguyễn Phương Danh, Huỳnh Năng Nhiêu, Điêu Huyền, Quốc Thanh và Chí Sinh / Hoàng Bửu Hiếu // Khoa học Cần Thơ. - 2007. - Số 1.- Tr. 14 – 15
21/. Quan hệ cội Bắc - cành Nam và cội Nam - cành Bắc trong sân khấu cải lương / Trần Thị Minh Thu // Văn hoá Nghệ thuật. - 2015. - Số 368.- Tr. 70 - 73
22/. Sân khấu cải lương – 100 năm “Cải cách theo tiến bộ” / Trần Thị Minh Thu // Tạp chí Văn hoá học. - 2018. - Số 3.- Tr. 88 – 91
23/. Sân khấu cải lương trong nền sân khấu Việt Nam / Nguyễn Văn Thành // Tạp chí Văn hoá học. - 2019. - Số 6.- Tr. 73 – 78
24/. Soạn giả Mộc Quán – Nguyễn Trọng Quyền (1876-1952) - Hậu tổ nghệ thuật sân khấu cải lương / Ngọc Anh // Báo Xuân dự thi quận Thốt Nốt. - 2018. - Tr. 32 – 33
25/. Tài danh đất Tây Đô / Đăng Huỳnh // Cần Thơ. - 2014. - Ngày 21 tháng 3. - Tr. 4
Bài 1 : Người đưa "Dạ cổ hoài lang" lên sân khấu cải lương
26/. Tài danh đất Tây Đô / Đăng Huỳnh // Cần Thơ. - 2014. - Ngày 22 tháng 3. - Tr. 4
Bài 2 : Nghệ sĩ đầu tiên mang cải lương đến trời Tây
27/. Tài danh đất Tây Đô / Đăng Huỳnh // Cần Thơ. - 2014. - Ngày 23 tháng 3. - Tr. 4
Bài 3 : Vang mãi "Tiếng hò sông Hậu"
28/. Tìm lối cho sân khấu cải lương Đồng bằng sông Cửu Long / Huỳnh, Thông // Báo Cần Thơ. - 2017. - Ngày 23 tháng 11.- Tr. 3
Bài 1 : Thăng trầm sau cánh màn nhung
29/. Tìm lối cho sân khấu cải lương Đồng bằng sông Cửu Long / Huỳnh, Thông // Báo Cần Thơ. - 2017. - Ngày 24 tháng 11.- Tr. 4
Bài cuối : Để sân khấu cải lương sáng đèn
30/. Tính linh hoạt trong cấu trúc nghệ thuật cải lương ở Nam Bộ / Nguyễn Thị Trúc Bạch // Khoa học xã hội. - 2012. - Số 168 tháng 8.- Tr. 52
31/. Từ đờn ca tài tử đến sân khấu cải lương / Ngọc Anh // Khoa học Cần Thơ. - 2005. - Số 3 (5).- Tr. 25
32/. Từ trang báo kịch trường đến Giải thưởng Thanh Tâm / Đăng Huỳnh // Báo Cần Thơ. - 2015. - Ngày 18 tháng 10.- Tr. 8
33/. Từ trong lịch sử ra đời và phát triển của cải lương / Tất Thắng // Tạp chí Lý luận & Phê bình Văn học - Nghệ thuật. - 2018. - Số 5.- Tr. 29 – 34
34/. Vị thế và sự thăng trầm của cải lương trong nền sân khấu Việt Nam / Nguyễn Văn Thành // Tạp chí Lý luận & Phê bình Văn học - Nghệ thuật. - 2018. - Số 5.- Tr. 35 – 40
35/. Về cấu trúc hệ thống bài bản tài tử - cải lương / Đoàn Quang Trung // Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật. - 2015. - Số 378.- Tr. 46 – 49
36/. Về Thốt Nốt nhớ soạn giả tài danh / Tam Anh // Tạp chí Người cao tuổi. - 2019. - Số 266.- Tr. 33 – 32
Thư viện tỉnh Bình Dương:
Vào website của Thư viện tỉnh Bình Dương, chọn vào mục “Thư viện số”, với thanh công cụ ở dưới gõ từ khóa “cải lương” chọn tìm kiếm ở mục “Thư viện” thì có ra kết quả là 22 Ebook, nhưng chỉ có 4 Ebook là đúng với nội dung là nói về nghệ thuật sân khấu Cải lương. Ebook của Thư viện nếu là bạn đọc có đăng ký có thể Download về sử dụng. Cụ thể tên các Ebook về nghệ thuật sân khấu Cải lương như sau:
1. Ebook Sân khấu cải lương ở thành phố Hồ Chí Minh: Phần 1
2. Ebook Sân khấu cải lương ở thành phố Hồ Chí Minh: Phần 2
3. Ebook Tuyển tập vọng cổ Viễn Châu - Viện Châu (biên soạn)
4. Ebook Tác giả cổ nhạc Bạc Liêu cuộc đời và sự nghiệp: Phần 1 - Trần Phước Thuận
Thư viện tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: [16]
Vào website của Thư viện tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, chọn vào mục “Thư viện số”, với thanh công cụ ở dưới gõ từ khóa “cải lương” chọn tìm kiếm ở mục “Thư viện” thì có ra kết quả là 38 loại tài liệu, nhưng chỉ có 4 tài liệu là đúng với nội dung là nói về nghệ thuật sân khấu Cải lương. Tài liệu của Thư viện nếu là bạn đọc có đăng ký có thể Download về sử dụng. Cụ thể tên các tài liệu về nghệ thuật sân khấu Cải lương như sau:
1. Một trăm năm cải lương là năm nào
2. Phương ngữ Nam bộ thể hiện qua sân khấu cải lương
3. Ebook Tác giả cổ nhạc Bạc Liêu cuộc đời và sự nghiệp: Phần 1 - Trần Phước Thuận
4. Ebook Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh thế kỷ XX (Những vấn đề lịch sử - Văn hóa): Phần 2
3.3. Cung cấp thông tin thư mục về nghệ thuật Cải lương
Thông tin thư mục được cung cấp từ Thư viện là loại thông tin chỉ dẫn, có tính chọn lọc, đánh giá, chắt lọc từ người làm công tác biên soạn thư mục trong Thư viện. Một bộ thông tin thư mục có chất lượng, đầy đủ, phù hợp với nhu cầu của bạn đọc hay không đều phụ thuộc rất lớn vào khả năng đánh giá, trình độ nghiệp vụ, cùng tầm hiểu biết của cán bộ thư mục. Thông tin thư mục cũng là một loại Cơ sở dữ liệu, nói cho đúng hơn là một tập hợp của nhiều Cơ sở dữ liệu trong đó là các thông tin của một tài liệu theo chủ đề nhất định mà bộ thư mục muốn nói tới. Đặc biệt các tài liệu có trong bộ thư mục không nhất thiết phải có ở trong chính Thư viện mà có thể ở nhiều nguồn khác nhau. Thông tin Thư mục mang tính chỉ dẫn cao cho người đọc, giúp người đọc tìm đến những tài liệu có nội dung phù hợp với nhu cầu tin của mình. Thư viện cung cấp thông tin thư mục với chủ đề về nghệ thuật sân khấu Cải lương sẽ chỉ dẫn bạn đọc địa điểm, loại tài liệu, nơi chứa thông tin phù hợp để khai thác.
Tại Webiste của Thư viện của Đại học An Giang [18] ở phần giữa trag web có phần “Câu hỏi tìm tin”, trong đó có 10 chủ đề khác nhau, chỉ chọn chủ đề “Nghệ thuật – Mỹ thuật – Trang tri”, tiếp đó có xuất hiện 2 tiêu đề lựa chọn, thì tôi lựa chọn vào tiêu đề tên “Loại hình nghệ thuật cải lương Nam Bộ” thì có nội dung như sau:
* Lưu ý: Tại đây tôi truy cập vào phần thông tin miễn phí hoàn toàn được đăng tải trên website, mục đích của việc sao chép lại toàn bộ thông tin thư mục này để nhằm mục đích nghiên cứu học thuật, đồng thời giới thiệu về một bộ thông tin thư mục chất lượng do Thư viện Đại học An Giang biên soạn, không mang tính chất kinh doanh, tôi sẽ không chịu trách nhiệm về những vấn đề vi phạm bản quyền. Để tiện hơn cho việc trình bày bố cục bài nghiên cứu, tôi có “bôi đen” các mục chính, đồng thời có đánh số thứ tự các tài liệu, nhưng để đọc được “nội dung” miễn phí của các tài liệu đó (nếu có) thì phải truy cập vào địa chỉ của Thư viện Đại học An Giang:
http://lib.agu.edu.vn/cau-hoi-tim-tin/nghe-thuat-my-thuat-trang-tri/3643-lo%E1%BA%A1i-h%C3%ACnh-ngh%E1%BB%87-thu%E1%BA%ADt-c%E1%BA%A3i-l%C6%B0%C6%A1ng-nam-b%E1%BB%99?fbclid=IwAR2z4iEHJzT7VSE_rFWCvj0fsy_Collofy5Z5T5Q1rWi7Lk0h-CeOSDcoPc
Loại hình nghệ thuật cải lương Nam Bộ
Nội dung liên quan đến chủ đề: Nghệ thuật cải lương Nam Bộ
Nguồn gốc / lịch sử hình thành;
Những đóng góp của ông Đào Duy Từ (ông Tổ cải lương);
Tìm hiểu về soạn giả Mộc Quán Nguyễn Trọng Quyền (Cần Thơ);
Nhân tố tác tác động đến loại hình này (kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị);
SÁCH THAM KHẢO (Tài liệu được lưu trữ tại Thư viện tỉnh An Giang)
1. Tìm hiểu nghệ thuật đờn ca tài tử : Sách tham khảo / Võ Trường Kỳ. - Tái bản có sửa chữa, bổ sung. - H. : Quân đội Nhân dân, 2017. - 219tr., 21 cm. (Nghệ thuật âm nhạc Việt Nam) .- Phụ lục tr. : 169 – 217. Số phân loại :781.62009597 / T310H
Tóm tắt: Nguồn gốc phát sinh dòng âm nhạc tài tử Nam Bộ ; phong trào âm nhạc ở Nam Bộ và quá trình hình thành hệ thống bài bản đờn cả tài tử ; giá trị nghệ thuật cũng như việc bảo tồn và phát huy giá trị của loại hình nghệ thuật truyền thống này.
2. Lịch sử cải lương / Tuấn Giang. - H. : Sân khấu, 2008. - 477tr. ; 21cm. Số phân loại:792.09597 / L302S
Tóm tắt: Sự hình thành, ra đời và phát triển sân khấu cải lương từ 1945 - 2007
3. Nghệ thuật cải lương / Tuấn Giang. - Tp.Hồ Chí Minh : Nxb.Đại học sư phạm Tp.Hồ Chí Minh, 2006 . - 612tr. ; 24cm. Viện Sân khấu - Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội. Số phân loại :792.212 / NGH250TH
Tóm tắt: Đặc trưng ngôn ngữ sân khấu cải lương. Nghệ thuật biên dịch cải lương. Nghệ thuật biên kịch cải lương. Thẩm mỹ nghệ thuật cải lương. Sự hình thành, phát triển sân khấu cải lương.
4. Từ đờn ca tài tử đến hát cải lương / Hoài Linh, Trương Bỉnh Tòng. - In lần thứ 1. - Tp.Hồ Chí Minh : Văn nghệ Tp.Hồ Chí Minh, 2008. - 31tr. ; 21cm. Số phân loại :792.09597 / T550Đ
Tóm tắt: Giới thiệu về văn hóa nghệ thuật Tây Nam Bộ, đờn ca tài tử Nam Bộ và những họat động, bài hát để đời của thầy và trò nhạc sư Hai Khị trên sân khấu cải lương
5. Sân khấu cải lương Nam Bộ 1918 - 2000 / Đỗ Dũng. - Tp. Hồ Chí Minh: Nxb.Trẻ, 2003. - 203tr. ; 20cm. Số phân loại :792.42(V3) / S121KH
Tóm tắt: Khái niệm những nét cơ bản của sân khấu cải lương Nam bộ giai đoạn 1918 - 2000 chủ yếu tập hợp từ những nguồn tư liệu, sự kiện, nhân chứng sống, hồi ký tác giả quá cố, sách báo, băng từ.
6. 100 năm nghệ thuật cải lương / B.s.: Hoàng Chương (ch.b.), Nguyễn Thuyết Phong, Hoàng Đạt,... - H. : Văn hóa Thông tin, 2013. - 427 tr. ; 24 cm. Phụ lục: tr. 251-417. Thư mục: tr. 418-421. Số phân loại :792.09597 / M458TR
Tóm tắt: Trình bày những tiền đề hình thành, những chặng đường phát triển cũng như giai đoạn lịch sử của nghệ thuật sân khấu cải lương. Tìm hiểu đặc điểm âm nhạc, kịch bản, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật sân khấu cải lương. Giới thiệu chân dung nghệ sĩ và những bài viết về nghệ thuật cải lương
7. Hồi ký 50 năm mê hát : Năm mươi năm cải lương / Vương Hồng Sển. - Tp.Hồ Chí Minh : Nxb.Trẻ, 2007. - 309tr. : ảnh chụp ; 20cm. Số phân loại :V24 / H452K
8. Nội dung tính chất bài bảng cải lương / Đắc Nhẫn, Ngọc Thới. - H.: Văn hóa, 1974. - 123tr.; 19cm. Số phân loại :792.4 / N452D
Tóm tắt: Sơ lược quá trình hình thành của âm nhạc cải lương và nội dung tính chất của bài bản cải lương.
9. Nguồn gốc ca nhạc tuồng chèo cải lương / Tuấn Giang. - H.: Sân khấu, 2010. - 448tr.; 21cm. Số phân loại : 781.62009597 / NG517G
Tóm tắt: Giới thiệu nguồn gốc và đặc điểm của ca nhạc tuồng. Trình bày nguồn gốc, cấu trúc thanh điệu và đặc điểm của làn điệu chèo và ca nhạc cải lương
10. Văn hóa với âm nhạc dân tộc: Tiểu luận/ Trần Văn Khê. - Tp.Hồ Chí Minh: Nxb.Thanh niên, 2000. - 158tr.; 19cm. Số phân loại : 792.4 / V115H
Tóm tắt: Sách bàn về âm nhạc truyền thống Việt Nam và nghệ thuật cải lương về “dạ cổ hoài lang” trong cổ nhạc Việt Nam.
11. 20 năm tân cổ nhạc Châu Đốc / Nhiều tác giả. - An Giang : Văn nghệ Châu Đốc, 2001. - 67tr. ; 19cm. Số phân loại : 781.9 , 792.4 / H103M
LUẬN ÁN TIẾN SĨ (Xem bản tóm tắt)
1. Cấu trúc và âm điệu trong các "Lòng bản" nhạc tài tử Nam bộ 2012 / Bùi Thiên Hoàng Ân .- Luận án tiến sĩ nghệ thuật Âm nhạc:
2. Nghệ thuật sân khấu Cải lương Nam Bộ qua tác động của phương thức quản lý.
TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ
- Địa chỉ truy cập: http://lhtv.vista.vn/ (Chọn STD-Tài liệu KH&CN Việt Nam )
- Lưu ý: Bạn đọc truy cập theo mạng nội bộ tại trường để đọc và download toàn văn tài liệu hoặc (liên hệ quầy Thông tin tầng 4 để được hướng dẫn).
1. Nghệ thuật cải lương trong bối cảnh hội nhập / Trương Kim Phụng // Văn hoá nghệ thuật. - 2012. -no. 334. -tr. 45-48.
2. Hát bội, đờn ca tài tử, và sự hình thành cải lương từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 / Nguyễn Đức Hiệp; Nguyễn Lê Tuyên // Nghiên cứu và Phát triển. - 2013. -no. 1. -tr. 64-73. -ISSN. 1859-0152
3. Nghiên cứu nghệ thuật cải lương trong văn hoá Nam Bộ / Nguyễn Thị Trúc Bạch // TC Khoa học Xã hội. - 2010. -no. 11-12. -tr. 82-93. -ISSN. 0866-7643
4. Cải lương nhìn từ đề tài kịch bản / Đỗ Hương // Văn hoá Nghệ thuật. - 2011. -no. 320. -tr. 49-52.
5. Sân khấu cải lương Sài Gòn nhìn từ góc độ kinh doanh / Nguyễn Thanh Tùng // Văn hoá Nghệ thuật. - 2011. -no. 322. -tr. 50-55. -ISSN. 0866-8655
6. Nghệ thuật cải lương tiếp cận chủ nghĩa hiện thực / Võ Thị Yến // Văn hóa - nghệ thuật. - 2008. -no. 289. -tr. 65-71. -ISSN. 0866-8655
TÀI LIỆU TRÊN INTERNET (Truy cập vào các đường dẫn)
♦ Nguồn gốc hình thành nghệ thuật cải lương:
1. Cải lương Nam Bộ: Một chặng đường lịch sử / ThS. Nguyễn Thúy Vy
2. Hát bội, đờn ca tài tử và sự hình thành cải lương
3. Cải lương và Vọng cổ Nam phần
♦ Tìm hiểu về nghệ thuật cải lương:
1. Cải lương Nam Bộ: Nhìn từ chủ thể văn hóa và đặc tính biểu cảm của loại hình / Nguyễn Thị Trúc Bạch
2. Tính linh hoạt trong cấu trúc nghệ thuật cải lương Nam Bộ / Nguyễn Thị Trúc Bạch
3. Đặc tính tổng hợp trong cấu trúc nghệ thuật cải lương Nam Bộ / Nguyễn Thị Trúc Bạch // Khoa học xã hội Thành phó Hồ Chí Minh. - 2013. -no. 5. -tr. 30-41, 79. -ISSN. 1859-0136
4. Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật ca nhạc tài tử và sân khấu cải lương.
5. Cải lương, nghệ thuật sân khấu truyền thống Nam bộ Việt Nam
6. Nghệ thuật Cải lương Nam Bộ
7. Nghệ thuật cải lương với vấn đề truyền thống
8. Đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật cải lương
♦ Đóng góp của Cụ Tổ Đào Duy Từ:
1. Đào Duy Từ và công cuộc phát triển nghệ thuật hát tuồng, hát bội
2. Vài nét thêm về nghệ thuật Tuồng
♦ Soạn giả Mộc Quán Nguyễn Trọng Quyền:
1. Tài danh đất Tây Đô
2. Mộc quán Nguyễn Trọng Quyền (1876-1953): Người có công hình thành và phát triển sân khấu cải lương Nam bộ
3. Mộc Quán - Nguyễn Trọng Quyền - Người khai sáng nghệ thuật cải lương Nam Bộ
4. Những yếu tố tác động đến công tác quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống giai đoạn hiện nay / Nguyễn Kim Ngân
5. Nghệ thuật cải lương trong bối cảnh Đông Á và Đông Nam Á / Võ Thị Yến.- Tạp chí VHNT số 335, tháng 5-2012
3.4. Tổ chức sự kiện, triển lãm sách liên quan đến nghệ thuật sân khấu Cải lương
Tổ chức sự kiện, triển lãm sách là một hoạt động gây ấn tượng mạnh và thu hút được rất nhiều bạn đọc quan tâm. Thư viện sẽ đồng tổ chức, phối hợp hoặc đôi khi chỉ tổ chức riêng sự kiện này theo một chủ đề nhất định. Các chủ đề thường gắn liền với những nội dung về văn hóa, danh nhân, lịch sử… góp phần tuyên truyền, quảng bá những thông tin kiến thức cho bạn đọc thông qua những hoạt động thực tiễn như trò chơi đố vui, hoạt động ca nhạc văn nghệ… và triển lãm sách, báo, tạp chí… Đây là một hình thức “marketing” độc đáo tạo cho người đọc cảm giác gần gũi hơn với vốn tài liệu của Thư viện, đặc biệt qua đó vấn đề văn hóa đọc sẽ được đẩy mạnh, phát triển do ưu điểm về khả năng lan truyền giới thiệu sách một cách hiệu quả tới công chúng, giúp mọi người dân hiểu được giá trị, tầm quan trọng của việc đọc.
“Kỷ niệm 142 năm Ngày sinh cố Soạn giả Mộc Quán - Nguyễn Trọng Quyền, sáng 3-2-2018, Ban tổ chức các ngày lễ, kỷ niệm TP. Cần Thơ đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày sinh của ông và lễ khánh thành Khu tưởng niệm sau 3 năm triển khai xây dựng (2015 – 2018). Tại đây, nhiều hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao và quảng bá xúc tiến du lịch… đã được tổ chức từ ngày 02 đến ngày 04/02/2018.
Tham gia sự kiện này, Thư viện TP. Cần Thơ có 2 hoạt động triển lãm sách và thi hỏi đáp kiến thức. Hoạt động triển lãm sách đã giới thiệu đến người xem hơn 800 tài liệu chuyên đề về: Nghệ thuật sân khấu Việt Nam; Bản sắc văn hoá Việt Nam; Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Bảo vệ chủ quyền Việt Nam. Đặc biệt, chương trình thi hỏi đáp tìm hiểu về cuộc đời và tác phẩm của soạn giả Mộc quán - Nguyễn Trọng Quyền đã thu hút hơn em 200 học sinh tại địa phương hào hứng tham gia. Các hoạt động của Thư viện TP. Cần Thơ đã góp phần làm nên không khí vui tươi sôi nổi cho sự kiện văn hoá ý nghĩa này, đồng thời thông qua sách báo giúp người xem thêm tự hào và mến yêu quê hương, đất nước.” [14]
3.5. Cung cấp những thông tin khác về nghệ thuật sân khấu Cải lương
Hiện nay đa số các Thư viện trên toàn quốc đều có những website riêng của mình để hoạt động. Trong các website của Thư viện bạn đọc có thể dùng để tra cứu tài liệu thông qua OPAC, truy cập vào trang Thư viện số của Thư viện đó, đồng thời khai thác được các thông tin khác (thường là các thông tin về nghiệp vụ, sự kiện ngành nghề Thư viện trong nước, và một số ít tin tức văn hóa xã hội…). Có thể nói website của một Thư viện cũng như một trang báo mạng với những thông tin bổ ích, được tuyển chọn (từ những nguồn khác nhau hoặc do chính Thư viện viết) không những thu hút bạn đọc đến tìm kiếm và sử dụng Thư viện, mà còn cung cấp kiến thức cho bạn đọc.
Tại website của một số Thư viện trong mục tin tức – văn hóa đã có những bài viết về nghệ thuật Cải lương, có thể kể đến như:
Thư viện tỉnh Bình Dương: [16]
Bài “Bậc kỳ tài” của nhạc tài tử - cải lương của tác giả Phạm Thái Bình đăng ngày 03/04/2017 viết về soạn giả Loan Thảo là một tên tuổi lớn, được xếp hạng vào “bậc kỳ tài” vì ông có rất nhiều bài vọng cổ “để đời”, nhiều vở tuồng cải lương nổi tiếng với nội dung sâu sắc, thể tài đa dạng.
Bài Lý Phước: Cháy bỏng đam mê nghệ thuật cải lương tuồng cổ của tác giả Song Anh đăng ngày 05/10/2015 viết về nghệ sĩ cải lương tuồng cổ của thầy Lý Phước, Trưởng đoàn tuồng cổ Thị xã Dĩ An, một người cha đang có 3 người con theo đuổi loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc.
Thư viện Tổng hợp Khoa học thành phố Hải Phòng: [17]
Trong phần Di sản Hải Phòng bài viết Nhân vật Lịch sử Hải Phòng»Tập 3 của tác giả Hoàng Anh Thi đăng ngày 03/11/2011 viết về Nghệ sĩ Hoàng Anh sinh năm 1927 tại thành phố Vinh (Nghệ An) trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật sân khấu. Bố, mẹ, cô, dì, chú bác đều là diễn viên trong các loại hình nghệ thuật sân khấu như: Tuồng, chèo, cải lương.
4. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ THEO NGHIỆP VỤ THƯ VIỆN VỀ VIỆC BẢO TỒN, GÌN GIỮ VÀ PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU CẢI LƯƠNG
Nghệ thuật sân khấu Cải lương là một bộ môn nghệ thuật giàu tính truyền thống, mang nhiều nét đặc sắc của văn hóa dân tộc ta, hội tụ trong đó nhiều yếu tố nghệ thuật mang giá trị nhân sinh cao. Cải lương đúng như tên gọi của nó, tức là giúp người thưởng thức loại hình nghệ thuật này cảm nhận được những điều tốt đẹp, thậm chí là chông gai, trắc trở của cuộc sống từ đó cải cách để tiến đến những giá trị hoàn hảo, sống có đạo đức, thiện lương với xã hội, trong mối quan hệ người với người… Người nghệ sĩ Cải lương là những người đem tâm và tài của mình ra hết lòng biểu diễn cho khán giả xem, qua các vở diễn thể hiện những triết lí nhân sinh quan gắn liền ngàn đời với dân tộc. Các đạo lí từ uống nước nhớ nguồn, cho đến nhân quả tuần hoàn, tình yêu đôi lứa, lớn hơn nữa là tình yêu dân tộc, tình yêu Tổ quốc. Nhưng đứng trước sự hội nhập của quá nhiều loại hình nghệ thuật từ các nước bạn xuất hiện gây thu hút giới trẻ, những vấn đề của biến đổi thời đại… đã làm bộ môn nghệ truyền thống Cải lương đang dần thoái trào.
Để Cải lương phát triển, trở lại thời kì huy hoàng của những thập niên trước, tránh bị mai một nhiều ý kiến về giải pháp đã được đưa ra, từ việc đưa Cải lương vào game show, cho đến xây dựng nhà hát riêng cho Cải lương… Đứng trên góc độ một cử nhân ngành Khoa học Thư viện theo tìm hiểu của cá nhân mình tôi có góp nhặt được một vài ý kiến sau:
Trong Tọa đàm Khoa học “Theo dòng lịch sử sân khấu Cải lương (Kỷ niệm 100 năm sân khấu Cải lương)” do Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Khoa Văn hóa học đồng tổ chức với Hội Sân khấu Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức có một vài nhận định của các tham luận đến từ các tác giả tôi xin trích dẫn nguyên văn thế này:
Trong tham luận “Vài suy nghĩ về âm nhạc cải lương, sau một trăm năm hình thành phát triển cải lương” của tác giả Hồ Văn Thành, ở mục cuối “Những giải pháp cần thiết để phát triển âm nhạc cải lương” bao gồm 5 điều thì đặc biệt ở điều đầu tiên là:
“Sưu tầm, lưu trữ và phổ biến những bài bản mới, hay, hiệu quả trong Cải lương: Cần sớm xúc tiến việc sưu tầm, lưu trữ những bài bản Cải lương mới, hay, hiệu quả qua sáng tạo của các nghệ sĩ, nhạc sĩ từ nhiều vùng miền nhằm thống kê và bổ sung thêm vào hệ thống bài bản Cải lương . Sau đó có thể in ấn, phổ biến đến các Nhà hát, Đoàn Cải lương, các nghệ sĩ sử dụng, tham khảo, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.” [9]
Trong tham luận “Cải lương Nam Bộ - Nhìn lại và bước tiếp” của tác giả Mai Mỹ Duyên trong phần “Trao đổi về một số giải pháp” có nhận định rằng:
“Giáo dục – đào tạo: giáo dục công dân, giáo dục âm nhạc và sân khấu dân tộc, học nhạc cụ, bài bản (bài bản nhỏ của Nhạc Tài tử - Cải lương) ở các bậc phổ thông theo hướng từ thấp lên cao. Chấn chỉnh chương trình đào tạo các chuyên ngành: biểu diễn nhạc cụ, biểu diễn sân khấu, sáng tác kịch bản, dàn dựng và biên đạo sân khấu, kỹ năng tiếp xúc công chúng, tư cách và nhân cách nghệ sĩ… ở các trường đào tạo âm nhạc và sân khấu dân tộc. Liên kết giữa giáo dục – đào tạo trong và ngoài nhà trường về văn hóa – nghệ thuật giữa thiết chế văn hóa do Ngành văn hóa – thông tin quản lý với các trường phổ thông trên địa bàn.” [5]
Trong tham luận “Cải lương sống bằng gì” của tác giả Trần Nhật Vy có nói rằng:
“… tôi nghĩ rằng muốn “gầy” lại hay “chấn hưng” cải lương thì chúng ta phải đầu tư. Nhưng đầu tư từ đâu? Xin thưa từ giáo dục. Phải có giờ các em học để biết thế nào là đờn ca tài tử, thế nào là hò, lý...Đây là cách tạo điều kiện để thanh niên biết rồi mới tiến tới thích nghệ thuật của dân tộc, của vùng đất nơi mình sanh sống. Phải có trường chuyên dạy những người có lòng, có năng khiếu với nghệ thuật cải lương. Không chỉ dạy hát mà dạy cả thủ thuật bí truyền trong cách diễn. Dạy cách soạn một tuồng cải lương như thế nào. Bởi viết tuồng cải lương không như cách viết kịch bản phim hay thoại kịch. Người viết ngoài tài năng, kiến thức còn phải có hiểu biết về ngũ âm về âm luật của nhạc tài tử, biết cách sử dụng cây đờn nào vào lúc nào...Đờn cũng phải học. Nhấn nhá thế nào cho mùi. Chạy ngón thế nào cho tinh tế. Hơi đờn thế nào cho hấp dẫn...đều phải học. Theo tôi, rất cần một hoặc hai trường chuyên nghề cho cải lương ở Nam bộ. Có học thì mới hiểu. Có hiểu thì mới yêu thích. Có yêu thích thì mới mê. Còn không biết thì chúng ta không có gì cả, đừng hy vọng.” [12]
Tại Tọa đàm “Theo dòng lịch sử cải lương tại Sài Gòn (1955-1975)” do Hội Sân khấu Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, với sự tham dự của NDND Trần Ngọc Giàu, NSND Trần Minh Ngọc, NSND Thanh Tuấn, các NSƯT, đạo diễn, tác giả, các nhà nghiên cứu cải lương, tác giả, đạo diễn...
“Sau buổi tọa đàm, một số tham luận chất lượng sẽ được Hội Sân khấu chọn lọc để làm đầy thêm nguồn tư liệu nghiên cứu, lý luận phê bình sân khấu cải lương, để chuẩn bị cho bước tiếp theo là thực hiện một cuốn sách tư liệu về lý luận phê bình nghệ thuật cải lương. Ngoài ra, ý tưởng sẽ thực hiện một thư viện cải lương để góp phần gìn giữ, lưu truyền những tư liệu, băng đĩa, vật phẩm, hình ảnh quý giá của sân khấu cải lương từ trong lịch sử đến hiện đại cũng được đưa vào kế hoạch làm việc của Hội Sân khấu thành phố.” [3]
Vậy đứng trên góc độ là một người có chuyên môn nghiệp vụ về Thư viện học tôi có nhận định, tổng hợp lại rằng để duy trì, phát triển và bảo tồn nghệ thuật sân khấu Cải lương thì có rất nhiều cách, nhưng cụ thể ở đây đối với tôi thì phải lưu ý đến hai vấn đề chính đó là “giáo dục” và “lưu trữ, phổ biến”. Như chúng ta đều biết Thư viện đối với xã hội luôn có chức năng giáo dục, tức là Thư viện cung cấp không gian, dịch vụ, sản phẩm thông tin – thư viện, cùng vốn tài liệu phong phú của mình phục vụ hiệu quả, đắc lực cho vấn đề giáo dục. Hơn nữa trong những năm gần đây bộ mặt giáo dục của Việt Nam đã thay đổi nhiều, hướng theo hình thức tự học là chủ yếu, mà nơi lí tưởng để có không gian yên tĩnh học tập, nơi lí tưởng có nhiều tài liệu để tham khảo thì có thể kể đến đó là Thư viện. Còn về lưu trữ và phổ biến tức là nói đến việc trao truyền, gìn giữ những tri thức; một lần nữa Thư viện lại trở nên có ưu thế trong vấn đề này nhờ cách tổ chức, phổ biến, lưu trữ, bảo quản thông tin có khoa học của mình. Thông tin ở Thư viện được trình bày dưới dạng nhiều sản phẩm thông tin khác nhau, được số hóa hay đơn giản chỉ tổ chức phục vụ theo kiểu truyền thống thì đều đem lại những hiệu quả nhất định. Theo ý kiến cá nhân của tôi để bảo tồn, phát triển và gìn giữ bộ môn nghệ thuật Cải lương là phải xây dựng một Thư viện về nghệ thuật âm nhạc dân tộc. Khi chúng ta tìm kiếm trên mạng internet về từ khóa “Thư viện Cải lương” có thể bắt gặp ngay những website có lưu trữ về các bản nhạc Cải lương cùng các thông tin liên quan như:
https://www.thuviencailuongxua.com/
http://cailuongpho.com/forum/forumdisplay.php?fid=2
https://cailuong.forumvi.com/f1-forum
Nhưng thực tế các thông tin, nội dung trong các website này còn thiếu sót, sắp xếp còn chưa thật sự khoa học. Vậy theo tôi đất nước chúng ta nên có Thư viện riêng về các bộ môn nghệ thuật âm nhạc dân tộc, một Thư viện có trụ sở, trang thiết bị, vốn tài liệu cùng các cán bộ Thư viện vận hành và hoạt động thực ở ngoài đời; hiển nhiên cũng có trang web Thư viện số của Thư viện đó để phục vụ nhu cầu tin của bạn đọc trong đó có bộ môn nghệ thuật sân khấu Cải lương được hiệu quả hơn. Thư viện nghệ thuật âm nhạc dân tộc sẽ đảm bảo được hai yếu tố là “giáo dục” và “lưu trữ, phổ biến” đối với mọi bộ môn nghệ thuật âm nhạc của nước nhà chứ không chỉ riêng gì bộ môn nghệ thuật sân khấu Cải lương.
Đây là những điều cá nhân tôi mong mỏi, chờ đợi về một giải pháp hữu hiệu cho việc bảo tồn, phát triển, duy trì nghệ thuật âm nhạc Việt Nam nói chung và nghệ thuật sân khấu Cải lương nói riêng.
_______________________________________
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
[1] Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Cải lương, truy cập vào ngày 17/01/2020 tại địa chỉ: https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BA%A3i_l%C6%B0%C6%A1ng
[2] Trần Đình Ba, Cải lương và nghệ thuật sân khấu cải lương buổi ban đầu, truy cập vào ngày 17/01/2020 tại địa chỉ: http://www.sugia.vn//assets/file/lich-su-viet-nam/Ca%CC%89i%20lu%CC%9Bo%CC%9Bng%20va%CC%80%20nghe%CC%A3%CC%82%20thua%CC%A3%CC%82t%20sa%CC%82n%20kha%CC%82%CC%81u%20ca%CC%89i%20lu%CC%9Bo%CC%9Bng%20buo%CC%82%CC%89i%20ban%20%C4%91a%CC%82%CC%80u-2.pdf
[3] Thúy Bình (2019), Tọa đàm 'Theo dòng lịch sử cải lương tại Sài Gòn' (1955-1975), truy cập vào ngày 17/01/2020 tại địa chỉ: https://baomoi.com/toa-dam-theo-dong-lich-su-cai-luong-tai-sai-gon-1955-1975/c/32877000.epi
[4] Đào Đức Chương, Sơ lược về hát cải lương, truy cập vào ngày 17/01/2020 tại địa chỉ: http://viethocjournal.com/2019/05/so-luoc-ve-hat-cai-luong/
[5] Mai Mỹ Duyên (2018), Cải lương ở Nam Bộ - nhìn lại và bước tiếp, Kỷ yếu Tọa đàm Khoa học Theo dòng lịch sử sân khấu Cải lương (Kỷ niệm 100 năm sân khấu Cải lương), Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Khoa Văn hóa học, TP. Hồ Chí Minh, tr.9-24
[6] Ca Lê Hồng (2018), Đoàn cải lương Nam Bộ những ngày trên đất Bắc, Kỷ yếu Tọa đàm Khoa học Theo dòng lịch sử sân khấu Cải lương (Kỷ niệm 100 năm sân khấu Cải lương), Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Khoa Văn hóa học, TP. Hồ Chí Minh, tr.62-69
[7] Mai Nhật (2018), Dấu ấn vàng son của cải lương chặng đường 100 năm, truy cập vào ngày 17/01/2020 tại địa chỉ: https://www.giaoduc.edu.vn/dau-an-vang-son-cua-cai-luong-chang-duong-100-nam.htm
[8] Nguyễn Thị Minh Ngọc, Đỗ Hương (2007), Sân khấu Cải lương ở Thành phố Hồ Chí Minh, NXB. Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
[9] Hồ Văn Thành (2018), Vài suy nghĩ về âm nhạc Cải lương, sau một trăm năm hình thành và phát triển cải lương, Kỷ yếu Tọa đàm Khoa học Theo dòng lịch sử sân khấu Cải lương (Kỷ niệm 100 năm sân khấu Cải lương), Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Khoa Văn hóa học, TP. Hồ Chí Minh, tr.70-73
[10] Phạm Sinh (2018), Nghệ thuật cải lương Nam Bộ - 100 năm hình thành và phát triển, truy cập vào ngày 15/01/2020 tại địa chỉ: https://baomoi.com/nghe-thuat-cai-luong-nam-bo-100-nam-hinh-thanh-va-phat-trien/c/25827067.epi
[11] Trần Nhật Vy (2018), 100 năm cải lương là năm nào?, truy cập vào ngày 17/01/2020 tại địa chỉ: https://tuoitre.vn/100-nam-cai-luong-la-nam-nao-20180805092151667.htm
[12] Trần Nhật Vy (2019), Cải lương sống bằng gì?, Kỷ yếu Tọa đàm Khoa học Theo dòng lịch sử sân khấu Cải lương (Kỷ niệm 100 năm sân khấu Cải lương), Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Khoa Văn hóa học, TP. Hồ Chí Minh, tr.81-85
[13] Thảo Vân – Hồng Hạnh (2019), Chương trình kỷ niệm 100 năm sân khấu cải lương: Tiếc!, truy cập vào ngày 17/01/2020 tại địa chỉ: https://www.phunuonline.com.vn/chuong-trinh-ky-niem-100-nam-san-khau-cai-luong-tiec--a134867.html
[14] http://cantholib.org.vn/ truy cập vào ngày 17/01/2020.
[15] http://nlv.gov.vn/ truy cập vào ngày 17/01/2020.
[16] http://www.thuvienbinhduong.org.vn/ truy cập vào ngày 17/01/2020.
[17] http://www.thuvienhaiphong.org.vn/Portal/Default.aspx truy cập vào ngày 17/01/2020.
[18] http://lib.agu.edu.vn/ truy cập vào ngày 17/01/2020.
[19] http://thuvienbrvt.com.vn/ truy cập vào ngày 17/01/2020.
[20] https://www.thuviencailuongxua.com/ truy cập vào ngày 17/01/2020.
[21] http://cailuongpho.com/forum/forumdisplay.php?fid=2 truy cập vào ngày 17/01/2020.
[22] https://cailuong.forumvi.com/f1-forum truy cập vào ngày 17/01/2020.
___________________________________
Đăng ngày: 17/01/2020
Bài viết: Hải Anh
Ảnh bìa bài viết: https://baomoi.com/